Suy thoái đất là quá trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và con người. Đất được gọi là mầu mỡ (phì nhiêu) phụ thuộc vào tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đất. Các yếu tố này nó được liên kết bởi chất hữu cơ trong đất.Trước tình hình suy thoái đất hiện nay, vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất hợp lý, duy trì, bảo vệ và cải thiện hàm lượng hữu cơ đất là rất cần thiết nhất trong điều kiện nước ta (Nóng, ẩm, mưa nhiều) khi chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hóa và rửa trôi khỏi đất diễn ra nhanh chóng. Suy thoái đất là quá trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và con người. Việc thâm canh trong canh tác nông nghiệp đã lấy đi quá nhiều dinh dưỡng khoáng trong đất và chỉ được bổ sung bằng hóa chất (phân hóa học NPK, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc nấm-khuẩn) đã làm cho đất mất dần cấu trúc đất, đất trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên nén chặt kém thông thoáng. Hậu quả để lại cho thấy: (i) tuổi thọ cây trồng giảm; (ii) đất trở nên chua hơn, bạc màu; (iii) chi phí cho phân bón và thuốc BVTV ngày càng cao. Suy thoái đất được xem là vấn nạn trong canh tác nông nghiệp hiện nay.
Theo các chuyên gia nông hóa, đất được gọi là mầu mỡ (phì nhiêu) phụ thuộc vào tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đất. Các yếu tố này nó được liên kết bởi chất hữu cơ trong đất. Tuy nhiên, trong canh tác nông dân chỉ chú trọng đến tính chất hóa học thông qua việc bón nhiều phân hóa học và thuốc hóa học, trong khi đó tính chất vật lý và sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng đến độ mầu mỡ của đất. Khi cấu trúc đất bị phá vỡ, đất không giữ được nước (đất rời rạc), đất không thoát được nước (nhão, đóng váng) đó là biểu hiện tính chất vật lý đất mất đi. Khi nấm bệnh trong đất gây hại đến rễ như thối rễ, cháy rễ, mật độ vi sinh vật đất mất cân bằng nghiên về vi sinh vật bất lợi gây ra bệnh U rễ (tuyến trùng), giun đất không hiện diện thì đó là biểu hiện của tính sinh học bị suy thoái. Khi đó các vật chất hữu cơ là cầu nối liên kết các yêu tố không còn, không được bổ sung đúng mức, điều đó dẫn đến đất bị suy kiệt ngày càng nghiêm trọng, nên trong canh tác khi tưới nước đất không giữ ẩm độ lâu, ổn định (nhanh khô hoặc chậm rút nước), việc bón phân hóa học giảm hiệu quả do bị rữa trôi, thiếu cơ chất để giữ lại các thành phần hóa học này cho cây sử dụng (bay hơi, rữa trôi).
Mặc dù nông dân cũng dần quan tâm đến tính chất vật lý và sinh học đất như việc bón phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và kể cả tưới siêu nấm đối kháng, siêu vi sinh, nhưng quên rằng thức ăn của chúng là chất hữu cơ trong đất. Giải pháp cấp bách hiện nay là cần cung cấp lại vật chất hữu cơ, thì vi sinh vật tự sinh sôi nảy nở, tầng canh tác sẽ hình thành trở lại.
Phân loại Phân hữu
Lợi ích của việc cung cấp phân hữu cơ và xu hướng phát triển
Nhược điểm của phân hữu cơ truyền thống
Ưu điểm của phân hữu cơ công nghệ hiện đại
Phân hữu cơ Sitto OM (Thailand) Phân hữu cơ Farmers House (Hà Lan)