Vai trò của khoáng Canxi (Ca) – Magiê (Mg) trong nuôi tôm
  • Đăng vào 2/26/2024 11:09:23 AM

Vai trò của khoáng Canxi (Ca) – Magiê (Mg) trong nuôi tôm

Khoáng Canxi (Ca) – Magiê (Mg) trong nuôi tôm

Khoáng thì có rất nhiều loại, trong đó 2 loại Canxi – Magiê  có vai trò không nhỏ quyết định đến chất lượng nước và sức khỏe của tôm nuôi. Vậy làm cách nào để nhận biết tôm hay nước ao nuôi đang thiếu Ca-Mg và cách bổ sung Ca-Mg như thế nào là hiệu quả?

Xem thêm: Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm
 

Vai trò của khoáng Canxi (Ca) – Magiê (Mg) trong nuôi tôm
Vai trò của khoáng Canxi (Ca) – Magiê (Mg) trong nuôi tôm

Vai trò của khoáng Canxi (Ca) trong nuôi tôm

  • Ca là chất khoáng có nhu cầu nhiều nhất đối với tôm sú và tôm thẻ. Khoáng Ca rất cần thiết trong việc sản xuất và tái tạo vỏ tôm, thiếu Ca tôm sẽ bị mềm vỏ, vỏ không cứng sau khi lột hoặc không lột vỏ được theo chu kỳ.
  • Ca cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu.
  • Ngoài tác động trực tiếp đến việc hấp thu và sử dụng chất khoáng của tôm, Ca làm hệ đệm trong môi trường nước ao nuôi như: Ổn định độ pH, tăng độ kiềm, giúp ổn định màu nước,...
  • Đối với chất khoáng Ca, tôm thường hấp thu từ trong nước được tốt hơn hấp thu từ thức ăn.
  • Khoáng Ca sẽ được tôm sử dụng hiệu quả nhất khi tỷ lệ giữa Ca và Mg là 1:3.
  • Việc bổ sung Ca từ nguồn CaSO4 sẽ tốt hơn vi lượng Ca hòa tan được cao hơn nguồn Ca từ CaCO3.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết

Vai trò của khoáng Magie (Mg) trong nuôi tôm

  • Mg cũng là một trong số chất khoáng có nhu cầu nhiều đối với tôm. Khoáng Mg kích thích sự hoạt động của enzyme, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, là thành phần quan trọng trong hệ hoạt động ATP trong cơ thể tôm.
  • Nếu thiếu Mg, có thể dẫn đến việc co giật bất thường của cơ bắp và hệ tim mạch của tôm. Trong nước thiếu Mg, sẽ dẫn đến độ kiềm không ổn định, tôm không cứng vỏ sau khi lột vỏ.
  • Mg giúp điều hòa trao đổi chất qua màng tế bào, đảm bảo hoạt động bình thường của tim, não và các mô cơ. Tôm có lượng Mg trong máu thấp hơn trong nước khi độ mặn thấp hơn 10 ppt. Cơ thể tôm luôn cố gắng ổn định lượng Mg trong máu vì Mg ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tái tạo vỏ rất lớn.
  • Mg làm lắng tụ các hạt sét lơ lửng, làm giảm độ đục nước ao nuôi.
  • Khoáng Mg sẽ được tôm sử dụng hiệu quả nhất khi tỷ lệ giữa Mg và Ca là 3:1.
  • Đối với khoáng chất Mg tôm thường hấp thu từ trong nước được tốt hơn hấp thu từ thức ăn.Muốn bổ sung Mg trong nước nên dùng nguồn Mg từ muối của Chloride sẽ tốt hơn sử dụng Mg từ muối của Lưu huỳnh (S).
  • Thiếu Mg tôm sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao. Vì vậy, khi hàm lượng Mg trong ao nuôi đầy đủ giúp nâng cao tỷ lệ sống và năng suất.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Hàm lượng khoáng Ca-Mg phù hợp trong ao nuôi tôm

  • Để xác định hàm lượng Ca-Mg trong ao tôm, bà con mang mẫu nước đến các phòng lab sẽ giúp kiểm tra các chỉ tiêu này hoặc bà con sử dụng bộ test Ca-Mg của hãng Sera hoặc JBL.
  • Tỷ lệ khoáng Canxi và Magie trong nước như thế nào để đạt mức tối ưu giúp nuôi tôm hiệu quả? Tỷ lệ tối ưu Ca:Mg là 1:3 là phù hợp cho tôm phát triển tốt nhất (đây là tỷ lệ có trong nước biển).
  • Không phải hàm lượng Ca trong ao cao là tốt cho tôm. Nếu hàm lượng Ca cao thì bà con phải điều chỉnh để hàm lượng Mg cao lên để đạt tỷ lệ Ca:Mg là 1:3, thì khi đó sẽ cho hiệu quả sẽ tối ưu nhất.
  • Và hàm lượng Mg trong ao nuôi thích hợp nhất là bao nhiêu, chúng ta xác định bằng cách sau: (lấy ppt độ mặn *40ppt), ví dụ ao nuôi có độ mặn 15 (phần ngàn) thì hàm lượng Mg = 600, khi đó tỷ lệ Ca:Mg là 200:600.

Xem thêm: Tăng khả năng đề kháng cho tôm

Kỹ thuật bổ sung khoáng Canxi và Magie cho tôm

Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách:

  • Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.
  • Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm. Đồng thời, việc sử dụng loại khoáng nào trộn thức ăn và loại nào tạt trực tiếp xuống ao cũng rất quan trọng. Người nuôi cần chọn loại thích hợp, đặc biệt là chọn nhà cung cấp có uy tín, sản phẩm có chất lượng tốt.
  • Bổ sung khoáng cho tôm là rất cần thiết, đặc biệt đối với hình thức nuôi thâm canh hiện nay, mật độ tôm trong ao dày, nhu cầu khoáng chất của tôm tăng lên rất lớn, nguồn khoáng có sẵn trong nước không thể đáp ứng đủ.
  • Ở giai đoạn tôm 30-65 ngày tuổi tăng trưởng chậm thì cần tăng cường bổ sung khoáng Canxi và Magie.

Bà con nên bổ sung chất khoáng vào thời điểm tôm lột xác vì khi đó nhu cầu oxy của tôm sẽ tăng cao và sau khi lột xác tôm sẽ cần hấp thu khoáng nhiều từ môi trường để tái tạo vỏ hoặc bổ sung khoáng sau khi trời có mưa.
Dưới đây là một số loại chất khoáng bổ sung khoáng Canxi và Magie cho tôm:

  • Canxi clorua (CaCl2), CaSO4
  • Magie clorua (MgCl2), MgSO4
  • Ultra-Green
Sitto Ultra-green - Tăng và ổn định pH, bổ sung khoáng canxi dành cho ao nuôi tôm
Sitto Ultra-green - Tăng và ổn định pH, bổ sung khoáng canxi dành cho ao nuôi tôm
Sitto Sea-Miner (Gói 10kg) - Giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn và nặng ký
Sitto Sea-Miner (Gói 10kg) - Giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn và nặng ký

     

Sitto ALK-Balance (Bao 10kg) - Cung cấp khoáng chất cho tôm
Sitto ALK-Balance (Bao 10kg) - Cung cấp khoáng chất cho tôm


Hy vọng những chia sẻ trên đây về khoáng Canxi-Mg sẽ hữu ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi.

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ