Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết
  • Đăng vào 01/11/2023 11:09:41 CH

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết

Tôm chết trong giai đoạn lột vỏ xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Hiện tượng tôm lột chết có thể làm hao hụt tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm trong ao nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân tôm lột chết

  • Nồng độ pH không thích hợp: độ pH thích hợp nhất dao động từ 7.6 – 8.3, nếu pH thấp hoặc cao hơn phải tiến hành xử lý trước khi tôm vào giai đoạn lột xác.
  • Mật độ tôm trong ao nuôi quá cao: thông thường khi lột xác, nồng độ vi lượng trong ao thay đổi đột ngột dẫn đến môi trường ao nuôi trở nên xấu đi.
  • Bệnh EMS: thời điểm tôm lột xảy ra nhiều nhất vào ngày rằm hoặc thủy triều dâng cao, đây cũng là thời điểm phát triển của căn bệnh EMS trên tôm dẫn đến tôm khi lột thường mắc phải.
  • Môi trường nước thiếu khoáng chất: Nếu cơ thể hoặc nước trong ao không đủ khoáng chất cho tôm dẫn đến tình trạng tôm chết do lột xác không thành công hoặc cơ thể sau khi lột trở nên yếu.
  • Mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi: giai đoạn tôm lột xác là giai đoạn tôm rất yếu nên dễ bị mầm bệnh và vi khuẩn tấn công.
Mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi
Mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi có thể gây tôm chết

Phương pháp phòng ngừa tôm lột chết

Để phòng ngừa tôm lột chết, bà con cần thực hiện một số biện pháp gợi ý dưới đây:

  • Chọn giống khỏe mạnh, sức đề kháng cao.
  • Tính toán diện tích ao nuôi để mua giống với số lượng vừa phải tránh tình trạng mật độ tôm nuôi quá cao gây chết hàng loạt khi lột xác.
  • Đảm bảo diệt khuẩn, mầm bệnh trong ao bằng các cách như bón vôi, xử lý lắp đặt xi phông đáy ao, kiểm tra nguồn nước.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho ao bằng các sản phẩm chế phẩm vi sinh, không nên dùng chất hóa học hoặc kháng sinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả tôm và người dùng lại gây ô nhiễm môi trường.
  • Đảm bảo nồng độ pH luôn trong tình trạng ổn định từ 7.6 – 8.3.
  • Trong quá trình nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, dinh dưỡng cho tôm và sự sinh trưởng của các loại tảo.
  • Bón men vi sinh theo định kỳ để phân hủy lượng chất thải hữu cơ lắng dưới đáy ao cũng như xử lý khí độc NH3, H2S và tảo trong ao.

(Nguồn contom.vn)


Xem thêm: 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ