Hiệu quả sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm
  • Đăng vào 11/1/2023 11:18:11 PM

Hiệu quả sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm

Sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm - Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm

 

Nghề nuôi tôm hiện nay đang được đầu tư và định hướng để phát triển bền vững. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, điều trị ngày càng khó khăn. Do vậy, việc phòng và trị bằng thảo dược ngày càng được ưa chuộng với nhiều ưu điểm như rẻ, dễ chuẩn bị, hiệu quả phòng bệnh cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch tôm mà không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Xem thêm:

Chất kích thích miễn dịch từ lá chùm ngây trong nuôi tôm

Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản thì lựa chọn các loại thảo dược là giải pháp an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao. Chất bổ sung tự nhiên vào thức ăn bao gồm: hormone, kháng sinh, chất điện giải và probiotics... những chất này có vai trò quan trọng, giúp giải quyết sự thiếu hụt về mặt dinh dưỡng trong chế độ ăn, có lợi cho tăng trưởng của động vật thủy sản nuôi (Abdelhadi YM et al., 2010; Abdel HE, Mohamed KA, 2008).

Việc bổ sung vào thức ăn những thảo dược giúp bổ trợ cho các hoạt động của các chức năng sinh lý khác nhau. Bên cạnh đó, thảo dược với nhiều ưu điểm như rẻ, dễ chuẩn bị, hiệu quả phòng bệnh cao do dễ hấp thu, ít tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như không nguy hiểm đến đối tượng nuôi.

Cây chùm ngây được nhiều người biết đến là loại cây có dược tính cao. Do đó, chùm ngây có tiềm năng sử dụng như một chất kích thích miễn dịch ở tôm. Các nghiên cứu trên động vật thủy sản đã cho thấy khi bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây vào chế độ ăn có thể cải thiện sự tăng trưởng, sinh lý và điều chỉnh chức năng các gen liên quan đến miễn dịch.

Mới đây, một thử nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chiết xuất lá chùm ngây lên tăng trưởng và khả năng miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng. Thử nghiệm gồm các nghiệm thức: đối chứng (không bổ sung) và các nghiệm thức bổ sung chiết xuất lá chùm ngây với liều lượng lần lượt là 1,25 g; 2,5 g và 5 g cho mỗi kg thức ăn.

Chất kích thích miễn dịch từ lá chùm ngây trong nuôi tôm
Chất kích thích miễn dịch từ lá chùm ngây trong nuôi tôm

Hiệu quả sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm

Tổng tế bào máu (THC) cao là điều cần thiết cho hệ thống miễn dịch của tôm. Tất cả nhóm bổ sung chùm ngây đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng THC của tôm thẻ chân trắng. Vì THC có liên quan đến sức đề kháng của tôm chống lại Vibrio, do đó chiết xuất chùm ngây có tác dụng nâng cao sức đề của tôm chống lại bệnh do vi khuẩn gây ra.

Vibrio được tiêm sau khi tôm bổ sung chùm ngây trong 1, 2, 4, 7 và 14 ngày. Kết quả cho thấy bổ sung chiết xuất từ chùm ngây trong 2 - 14 ngày đã làm tăng tỷ lệ sống của tôm sau khi nhiễm V.alginolyticus. Tỷ lệ sống cao hơn ở nồng độ 2,5 g trong 4 và 7 ngày, tiếp theo là nồng độ 5 g trong 7 ngày so với nhóm chứng.

Về tốc độ tăng trưởng, nghiên cứu hiện tại cho thấy nồng độ 2,5 g/kg chiết xuất nước chùm ngây đã cải thiện tăng trưởng và tăng khả năng sử dụng thức ăn ở tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác báo cáo rằng bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây với liều lượng 1 g/kg đã tác động tích cực đến năng suất tăng trưởng. Ngoài ra, tôm càng xanh được bổ sung chiết xuất từ chùm ngây ở mức 2,5 - 5 g cho thấy năng  suất tăng trưởng tốt hơn so với đối chứng.

Hiệu quả sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm
Hiệu quả sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm

Sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm

Nghiên cứu này cho thấy phản ứng miễn dịch tích cực và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch tăng lên tùy theo nồng độ chùm ngây trong chế độ ăn và thời gian cho ăn. Bổ sung chùm ngây ở mức 2,5 g/kg là liều phù hợp nhất để cải thiện các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và hiệu suất tăng trưởng ở tôm thẻ chân trắng.

Sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm
Sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm

Tiềm năng của chùm ngây trong nuôi trồng thủy sản

Chùm ngây hay ba đậu dại (Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây thuộc họ Chùm ngây, xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.

 

Các chất dinh dưỡng có trong chùm ngây

Chùm ngây chứa hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất, axit béo, nguyên tố vi lượng và polyphenol chống oxy hóa cao đáng kể. Hơn nữa, rễ, lá, hoa, quả và hạt của chùm ngây là nguồn cung cấp có giá trị của một số hợp chất hóa chất thực vật, bao gồm alkaloid, flavonoid, carotenoid, tannin, anthraquinon, anthocyanins và proanthocyanidins. Trong lá chùm ngây chứa khoảng 7,09% lipid (trong đó, khoảng 57% axit béo không bão hòa); hàm lượng khoáng chất khoảng 12,0%, gồm: canxi, sắt, kali, phốt pho và kẽm; hàm lượng protein dao động từ 23,0% đến 30,3%, ác axit amin bao gồm: threonine, tyrosine, methionine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, histidine, lysine và tryptophan. Hàm lượng xơ trong lá chùm ngây chiếm 5,9%, thích hợp để sử dụng cho cá và gia súc.

Hóa chất thực vật có thể được định nghĩa là các hóa chất thực vật không dinh dưỡng có các đặc tính bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tật. Theo một số nhà khoa học, chùm ngây rất giàu chất phytochemical, bao gồm zeatin, quercetin, β-sitosterol, caffeoylquinic acid, kaempferol, kaempferitrin, isoquercitrin, rhamnetin, rhamnose, glucosinolates và isothiocyanates. Hơn nữa, chất chiết xuất từ nước của lá, trái và hạt của chùm ngây chứa axit gallic, axit chlorogenic, axit ellagic, axit ferulic, kaempferol, quercetin, vanillin và Polyphenol.

Ngoài ra, lá của chùm ngây cũng chứa niazirin, niazirinin, niaziminin A, 3-caffeoylquinic, 5-caffeoylquinic acid, carotenoid, epicatechin và o-coumaric acid. Hạt chùm ngây chứa sterol, alkaloid, glycoside và tannin. Thành phần hóa học của sterol có trong dầu hạt chùm ngây chủ yếu bao gồm campesterol, stigmasterol, a-sitosterol, clerosterol và 24-methylenecholesterol, stigmastanol và 28- isoavenasterol. Hơn nữa, Polysaccharide hòa tan trong nước từ dịch chiết trong nước của vỏ chùm ngây, chứa D-galactose, 6-O-Me-D-galactose, D-galacturonic acid, L-arabinose và L-rhamnose. Hoa chùm ngây chứa các sắc tố flavonoid như alkaloid, kaempferol, rhamnetin, isoquercitrin và kaempferitrin. 

Các chất dinh dưỡng có trong chùm ngây
Các chất dinh dưỡng có trong chùm ngây

Tác dụng của chùm ngây trong nuôi trồng thủy sản

Chùm ngây được sử dụng bổ sung vào thức ăn thủy sản ở các dạng như: bột lá chùm ngây, bột hạt chùm ngây và các chất chiết xuất từ nước, methanolic và ethanolic của nó giúp kích thích tăng trưởng; cải thiện khả năng miễn dịch và kháng bệnh; tăng khả năng chống oxy hóa; tăng cường thông số sinh hóa về huyết học và các chỉ số chuyển hóa khác; giảm thiểu căng thẳng và giảm các dấu hiệu nhiễm độc. Tuy nhiên chùm ngây có một số chất kháng dinh dưỡng như tannin, saponin, lignin, Phytates và oxalates, chúng ảnh hưởng đến sự ngon miệng và khả năng tiêu hóa thức ăn. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, trong tương lai nên hướng tới việc khắc phục vấn đề các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong cây chùm ngây thông qua quá trình chế biến lá, rễ hoặc các bộ phận khác của cây chùm ngây, chẳng hạn như lên men, kết hợp lá chùm ngây với một số enzym tiêu hóa ngoại sinh hoặc bất kỳ quy trình các bước trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, chùm ngây được dùng để bổ sung vào làm thức ăn cho số loài thủy sản như: cá basa, cá rô phi đen, cá chẽm, tôm càng xanh, cá hồi, cá he, cá bảy màu,... Chùm ngây có thể được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho động vật thủy sản nhằm giúp giảm chi phí; thân thiện, an toàn với môi trường, cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Follow ngay Sitto Việt Nam để cập nhật thêm các kiến thức nuôi tôm hữu ích khác nữa nhé!

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ