KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM – NGUY HIỂM ÂM THẦM, TÁC HẠI KHÓ LƯỜNG
  • Đăng vào 16/05/2025 16:01:22

KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM – NGUY HIỂM ÂM THẦM, TÁC HẠI KHÓ LƯỜNG

KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM – NGUY HIỂM ÂM THẦM, TÁC HẠI KHÓ LƯỜNG

1. GIỚI THIỆU

Trong quá trình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, đặc biệt là trong ao nuôi mật độ cao hoặc ao ít thay nước, sự tích tụ chất thải, thức ăn dư và tảo tàn rất dễ làm phát sinh các loại khí độc dưới đáy ao. Đây là những yếu tố môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm, làm giảm tăng trưởng, gây sốc hoặc chết hàng loạt nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

2. CÁC LOẠI KHÍ ĐỘC PHỔ BIẾN TRONG AO NUÔI TÔM

Trong ao nuôi tôm có rất nhiều loại khí độc như: Hydrogen sulfide (H₂S – khí H₂S), Amonia (NH₃ – khí ammoniac), Nitrite (NO₂- – không phải khí, nhưng là chất độc hòa tan nguy hiểm), Methane (CH₄ – khí mê-tan), Carbon dioxide (CO₂ – khí CO₂),… Tuy nhiên, 3 loại NH3, NO2- và H2S là nguy hiểm bậc nhất trong ao nuôi tôm, chúng là tác nhân gây hại âm thầm cho tôm nuôi nếu không được quản lý tốt. Hãy cùng SITTO VIỆT NAM tìm hiểu về 3 loại khí độc nguy hiểm này.

Hình ảnh các loại khí độc trong ao nuôi tôm
Hình ảnh các loại khí độc trong ao nuôi tôm

3. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC

Loại khí độc

Nguồn gốc hình thành

NH3

(Amoniac)

  • Chuyển hóa từ NH₄⁺ (tổng amonia) khi pH cao.
  • Phân hủy protein trong phân, thức ăn thừa.

NO2-

(Nitrite)

  • Quá trình oxy hóa NH₃ không hoàn tất.
  • Vi sinh Nitrosomonas sinh ra NO₂⁻, nếu Nitrobacter yếu sẽ không chuyển tiếp thành NO₃⁻.

H2S

(Hydro sulfide)

  • Phân hủy yếm khí chất hữu cơ chứa lưu huỳnh (S).
  • Vi khuẩn khử sulfat (Desulfovibrio).

   


4. NGƯỠNG GÂY ĐỘC, ĐỘC TÍNH VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
 

Loại khí độc

Ngưỡng gây độc

Độc tính

Yếu tố ảnh hưởng

NH3

(Amoniac)

> 0.1 mg/L (tôm giống)

> 0.3 mg/L (tôm lớn)

Gây tổn thương mang, tôm giảm hô hấp, bỏ ăn, lột vỏ yếu.

Ph càng cao thì độc tính của NH3 càng cao và ngược lại.

NO2-

(Nitrite)

> 0.1 mg/L (tôm giống)

> 0.3 mg/L (tôm lớn)

Gây “máu nâu”, tôm thiếu oxy máu dù DO cao, chậm lớn, stress nặng.

Độ mặn càng thấp thì độc tính càng cao và ngược lại.

H2S

(Hydro sulfide)

> 0.01 mg/L

Gây hoại tử mang, sốc cấp, tôm chết nhanh – nhất là ban đêm, sáng sớm.

Ph càng thấp thì độc tính của NH3 càng lớn và ngược lại.

các nguyên nhân hình thành khí độc
Các nguyên nhân hình thành khí độc

5. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
 

Loại khí độc

Dấu hiệu nhận biết

Phương pháp kiểm tra

NH3

(Amoniac)

  • Tôm nổi đầu sáng sớm.
  • Mang xám nhạt, tôm lừ đừ, bỏ ăn.
  • pH dao động mạnh (sáng thấp, chiều cao).
  • Sử dụng bộ test kiểm tra nhanh tại ao.
  • Dùng phương pháp chuẩn độ bằng hóa chất tại các phòng lab.

NO2-

(Nitrite)

  • Tôm chậm lớn, giảm ăn, nổi đầu dài.
  • Máu tôm chuyển màu nâu.
  • Ao trong nhưng tôm yếu.

H2S

(Hydro sulfide)

  • Tôm chết rải rác, thậm chí chết nhanh hàng loạt.
  • Đáy ao sủi bọt khí thối, có mùi trứng thối nồng.
  • Tôm yếu, nổi đầu bất thường.
Hình ảnh dấu hiệu nhận biết và phương pháp kiểm tra khí độc
Hình ảnh dấu hiệu nhận biết và phương pháp kiểm tra khí độc

6. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA KHÍ ĐỘC

Loại khí độc

Biện pháp phòng ngừa

NH3

(Amoniac)

  • Không cho ăn dư thừa.

  • Dùng vi sinh và enzyme phân hủy hữu cơ, ổn định pH, tránh để pH quá cao.

  • Sục khí liên tục, duy trì quạt nước.

  • Siphon đáy thường xuyên.

NO2-

(Nitrite)

  • Bổ sung vi sinh Nitrobacter định kỳ.

  • Giữ DO cao, tránh sốc môi trường.

  • Giữ độ mặn ổn định, tránh nuôi mật độ quá cao khi độ mặn xuống thấp.

H2S

(Hydro sulfide)

  • Giữ đáy ao thông thoáng.

  • Siphon thường xuyên.

  • Bón thường xuyên duy trị pH ổn định, tránh để pH xuống thấp.

  • Duy trì oxy đáy cao, quản lý hữu cơ kỹ.


7. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI AO NUÔI CÓ KHÍ ĐỘC
 

Loại khí độc

Biện pháp xử lý

NH3

(Amoniac)

  • Sử dụng enzyme và vi sinh xử lý NH₃ (nên sử dụng vi sinh chủng Nitrosomonas).
  • Tăng cường quạt nước, ổn định pH (tránh để pH quá cao).
  • Tăng cường siphon đáy ao, cấp nước bù lại hoặc thay nước nhẹ.
  • Giảm cho ăn, sử dụng Zeolite và Yucca để giảm khí độc NH3.

NO2-

(Nitrite)

  • Bổ sung enzyme và vi sinh chuyển NO₂⁻ và NO₃⁻ (nên sử dụng vi sinh chủng Nitrobacter).
  • Bổ sung nguồn nước có độ mặn cao hơn để giảm độc tính NO2-.
  • Tăng cường quạt nước và sục khí liên tục è tăng DO.
  • Tăng cường siphon đáy.

H2S

(Hydro sulfide)

  • Tạt zeolite hấp phụ khí độc.
  • Rải vôi để ổn định pH và nâng pH đáy.
  • Bổ sung enzyme và vi sinh khử lưu huỳnh.
  • Tăng cường quạt nước và siphon bùn đáy.
Các sản phẩm giúp phòng và xử lý khí độc trong ao nuôi tôm
Các sản phẩm giúp phòng và xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

8. KẾT LUẬN


Khí độc là “sát thủ thầm lặng” trong ao nuôi tôm – không thể nhìn thấy nhưng gây hậu quả nặng nề nếu chủ quan. Người nuôi cần hiểu rõ cơ chế hình thành, dấu hiệu và biện pháp phòng và xử lý để chủ động kiểm soát môi trường ao nuôi. Việc kết hợp quản lý ao đúng kỹ thuật, sử dụng vi sinh hiệu quả và theo dõi khí độc định kỳ sẽ giúp đảm bảo sự phát triển ổn định của tôm và nâng cao hiệu quả kinh tế.

KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM – NGUY HIỂM ÂM THẦM, TÁC HẠI KHÓ LƯỜNG.
 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ