Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả
  • Đăng vào 11/27/2023 11:39:01 AM

Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả

Kinh nghiệm điều trị bệnh phân trắng

Phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi, bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn 20-60 ngày, bệnh cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh khó trị dứt điểm nên biện pháp phòng bệnh cần được quan tâm và phát hiện sớm để có biện pháp điều trị bệnh phân trắng kịp thời.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết
 

Biểu hiện bệnh phân trắng trên tôm

  • Biểu hiện đầu tiên là tôm giảm ăn.
  • Quan sát tôm trong nhá, xem ruột tôm có bị trống, bị xoắn không, chú ý những con có màu sắc nhợt nhạt, quan sát gan tôm vẫn đẹp (trường hợp gan tôm xấu thì có thể tình huống sẽ khác, có thể không phải bệnh phân trắng).
  • Để biết chính xác tôm có phải bị bệnh phân trắng không bà con nên mang mẫu tôm đi kiểm tra. Nếu phát hiện bệnh sớm giai đoạn đầu bà con không cần lo lắng quá, vì việc điều trị sẽ có hiệu quả cao.
  • Khi bệnh nặng thì sẽ xuất hiện cọng phân trắng trong nhá hoặc nổi nơi cuối gió.
  • Bệnh phân trắng trên tôm sẽ diễn biến nhanh nếu gặp điều kiện bất lợi như: nước trong ao màu xanh đậm do tảo quá dày, khí độc NO2 cao và do phát hiện quá trễ nên bà con phải hành động ngay nếu không sẽ bị hao hụt đầu con nhiều.

Xem thêm: Tăng khả năng đề kháng cho tôm

Biểu hiện bệnh phân trắng trên tôm
Biểu hiện bệnh phân trắng trên tôm

Biện pháp điều trị bệnh phân trắng

Việc đầu tiên chúng ta phải làm ngay là giảm ăn, giảm 50-70% lượng thức ăn cho tôm. Bà con đừng sợ tôm đói, cứ giảm để tôm đói khi trộn thuốc vào tôm mới giành ăn và khả năng đưa thuốc vào trong cơ thể tôm sẽ nhiều hơn, tôm mau hết bệnh hơn. Ngừng cho ăn các loại thuốc bổ, vitamin hay tăng trọng mà bà con đang sử dụng.

Trộn thuốc cho ăn: Sử dụng kháng sinh 3 cử/ngày, cho ăn liên tiếp 3-5 ngày. Sau đó kiểm tra tôm:

  • Nếu tỷ lệ phục hồi đạt dưới 90%, cho ăn như trên thêm 3-5 ngày.
  • Nếu tỷ lệ phục hồi đạt 90% trở lên: Chuyển qua ăn 1 cử/ngày, cho ăn liên tiếp 3-5 ngày.

Nên dùng giải độc gan để giúp tôm đào thải độc tố việc này giúp tôm ăn mạnh trở lại. Lưu ý: Khi thấy khi tôm ăn nhiều, bà con đừng nên tăng thức ăn lên vội mà phải điều chỉnh tăng từ từ.
       
Đồng thời bà con tiến hành một số công việc sau đây:

  • Quản lý lượng thức ăn từ đủ đến thiếu theo nhu cầu (thông qua việc theo dõi thời gian và lượng thức ăn trong nhá).
  • Tăng cường chạy quạt/sụt khí nhiều nhất có thể, hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5 ppm
  • Nếu có điều kiện tiến hành thay nước 30%, thay nước chậm chậm để tránh bị sốc làm tôm yếu nhanh hơn. Phải kiểm tra nguồn nước cấp và ao nuôi để các thông số môi trường không quá chênh lệch.
  • Xi phon đáy ao để loại bỏ chất thải, giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao, làm sạch sẽ nước ao.
  • Sử dụng vi sinh liều cao so với bình thường để xử lý nước ao và đáy ao, làm sạch môi trường.
  • Duy trì mật độ tảo, ổn định môi trường nước.

 

Biện pháp điều trị bệnh phân trắng
Biện pháp điều trị bệnh phân trắng


Thực hiện từng bước đừng quá nóng vội, không nên diệt khuẩn ngay (vì diệt khuẩn ngay thì tôm sẽ rớt nhiều và tâm lý bà con thường thấy rớt nhiều sẽ thu vội vàng) trong khi đó nếu làm từng bước thì bệnh phân trắng có thể trị hết hẳn. Bà con có thể áp dụng các bước làm nêu trên để xử lý các bệnh lý về đường ruột khác, bà con có thể tham khảo và rút ra kinh nghiêm riêng cho mình.

PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

Xem thêm:

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ