Quản lý môi trường ao nuôi - Một số yếu tố môi trường cần phải giám sát khi nuôi
  • Đăng vào 12/21/2023 9:34:05 AM

Quản lý môi trường ao nuôi - Một số yếu tố môi trường cần phải giám sát khi nuôi

Môi trường ao nuôi - Một số yếu tố môi trường cần phải giám sát khi nuôi

"Nuôi tôm là nuôi nước". Vì vậy, cần duy trì các yếu tố thủy lý, thủy hoá trong ao ở ngưỡng thích hợp cho tôm sinh trưởng, phát triển. Để đạt được điều đó thì người nuôi tôm cần làm tốt một số công tác giám sát quan trọng. Các yếu tố chất lượng nước thường được giám sát trong các môi trường ao nuôi thường xuyên là độ pH, độ mặn DO, sự phong phú của sinh vật thuỷ sinh, độ đục của nước, amoniac, nitơrit và H2SO3, các chỉ tiêu này có thể đo với độ chính xác cao bằng các biện pháp đơn giản, từ đó có thể rút ra các phương án quản lý ao nuôi hiệu quả. Đối với đất, thường phải lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm.

Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị ao nuôi tôm

Giám sát pH ao nuôi tôm

pH là nhân tố ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong ao tôm, vì vậy:

  • Khi pH của nước thấp hơn 7,5 chúng ta nên thay nước; khi trời mưa, rải vôi CaCO3 từ 20-30kg/1.000m2 xung quanh bờ ao; bón vôi: CaCO3, Dolomite, Zeolite liều lượng 10-15kg/1.000m2.
  • Khi độ pH cao hơn 8,5, cần tiến hành thay nước để làm giảm lượng bùn bã, chất lơ lửng trong ao, sử dụng vôi vừa phải trong qúa trình nuôi và giữ độ kiềm không quá cao; khi cải tạo ao phải kiểm tra độ pH đất để tránh dùng vôi quá mức cần thiết; dùng một số hợp chất có tính acid để giảm pH.

Xem thêm: Quy trình lấy nước vào ao nuôi tôm sú

Giám sát pH ao nuôi tôm
Giám sát pH môi trường ao nuôi tôm

Độ mặn ao nuôi tôm

Các khu nuôi tôm thường lấy nước từ vùng cửa sông nơi độ mặn bị thay đổi theo mùa. Độ mặn thay đổi từ từ, do đó chỉ cần đo độ mặn từ 1-2 lần trong một tuần trừ khi nguồn nước bị ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều.

Hầu hết các môi trường ao nuôi trong cùng một khu vực nuôi có độ mặn hầu như giống nhau vì thế không cần phải đo độ mặn ở tất cả các ao, mà chỉ cần đo ở một vài ao nuôi trong hệ thống.

Trong các trường hợp trên một khu nuôi có các nguồn nước khác nhau dẫn đến độ mặn của chúng cũng khác nhau thì phải đo độ mặn ở từng ao.

Xem thêm: Một số yêu cầu về kỹ thuật nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm

Nồng độ oxy hòa tan lớn nhất là vào buổi chiều và thấp nhất vào buổi sáng sớm do quá trình quang hợp và hô hấp. Vào ban ngày, nồng độ oxy lớn nhất là ở gần mặt nước do cường độ ánh sáng và nhiệt độ giảm dần theo độ sâu. 

Quan trắc nồng độ ôxy hoà tan là quan trọng nhất ở trong các môi trường ao nuôi tôm bán thâm canh (BTC), TC và siêu TC vì tôm thường nuôi với mật độ cao, nhiều chất độc hại. Với các ao nuôi TC, cứ 2-3 giờ lại đo nồng độ oxy hoà tan một lần vào ban đêm, xử lý kịp thời tránh để “nổi đầu”.

Xem thêm: Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng

Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm
Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm

Mật độ thực vật phù du và chất dinh dưỡng trong ao nuôi tôm

Phương pháp đơn giản để xác định mật độ thực vật phù du là quan sát màu nước và phân tích độ đục bằng đĩa Secchi. Màu nước thay đổi thể hiện sự thay đổi về thành phần sinh vật phù du.
Hầu hết người nuôi tôm đều cho rằng nước tốt là nước có màu xanh sẫm, xanh vàng hoặc xanh hơi nâu bởi vì các màu này có liên quan đến tảo xanh và tảo cát thường làm thức ăn cho tôm. Tầm nhìn của đĩa Secchi từ 40-50cm được coi là lý tưởng đối với hầu hết các ao nuôi tôm.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho tôm nuôi giai đoạn tôm lột xác

Chuyển hóa chất độc trong ao nuôi tôm

CO2, NH3, NO2 và H2SO3 là các chất độc phổ biến trong các ao nuôi tôm. Nồng độ các chất độc tăng khi tỷ lệ thức ăn dư thừa nhiều trong ao. Vì thế, các vấn đề về chất độc hiếm khi xẩy ra trong các ao nuôi QC và BTC.

Trong các ao nuôi TC, nồng độ chất độc có thể tích luỹ lại theo thời gian. Do đó cần phải đo đạc các chỉ tiêu trên hàng tuần.

Trong các ao nuôi QC và BTC, khi có hiện tượng tôm chết hoặc chậm phát triển, cần phân tích các chất độc trong môi trường ao nuôi để xác định xem liệu chúng có phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề trên không.

Xem thêm: Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm

Chuyển hóa chất độc trong ao nuôi tôm
Chuyển hóa chất độc trong ao nuôi tôm

Quan sát bằng thị giác

Quan sát bằng mắt và đo độ đục của nước là phương pháp giám sát thông thường nhất ở các hộ nuôi tôm TC. Ngoài sự thay đổi về màu sắc và độ đục của nước, viêc giám sát bằng mắt có thể nhận biết được tình trạng tôm nuôi thông qua các biểu hiện như bơi lờ đờ, hoạt động không bình thường, bệnh tôm... Quan sát việc hấp thụ thức ăn của tôm thường được thể hiện bằng cách sử dụng các khay (sàng) cho ăn đặt ở các ao nuôi.  Quan sát bằng mắt phải được thực hiện thường xuyên vào cả ban ngày và ban đêm. Ở các ao nuôi TC khoảng cách giữa các lần quan sát ngắn hơn.

Xem thêm: Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Môi trường nước và chất đất

Chất lượng nước và chất đất là hai yếu tố quyết định đầu tiên khi bắt đầu mùa vụ nuôi tôm. Môi trường nước trong ao nuôi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Chất đất cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là độ phèn của đất, ảnh hưởng đến độ pH trong môi trường ao nuôi.

Môi trường nước:

  • Thường xuyên chăm sóc và thay đổi nước để bảo đảm sự tươi mới.
  • Lựa chọn không gian và màu sắc phù hợp với nghi lễ và không gian và môi trường ao nuôi.
  • Loại bỏ lá hoặc cành thừa thải để giữ cho nước luôn trong sạch.

Chất đất:

  • Kiểm tra độ phèn của đất và tránh nuôi tôm ở vùng đất phèn.
  • Sử dụng biện pháp lót bạt đáy ao để hạn chế sự tiếp xúc giữa nước và đất phèn.
  • Thực hiện vệ sinh ao trước mỗi mùa vụ để giảm thiểu dịch bệnh.
  • Kế hoạch quản lý chất lượng nước và chất đất trước mỗi mùa vụ sẽ giúp đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho mùa vụ mới.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Môi trường nước và chất đất trong ao nuôi tôm
Môi trường nước và chất đất trong ao nuôi tôm

Nhiệt độ ao nuôi

  • Kiểm soát nhiệt độ ao để đảm bảo tôm phát triển và sinh sản tốt nhất trong khoảng 26–32°C.
  • Theo dõi nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn và các biện pháp điều chỉnh nhiệt độ.
  • Khi nhiệt độ tăng cao, tôm cần tăng cường hô hấp, điều này có thể làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ mà không tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngược lại, nhiệt độ thấp dưới 26°C có thể làm giảm sức ăn và chậm quá trình tăng trưởng. Điều này đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ ao để đảm bảo sự phát triển tối ưu của tôm.

Xem thêm: Phương pháp xử lý bệnh phát sáng trong ao nuôi tôm

Với sự quan sát và quản lý đều đặn, bà con nông dân có thể duy trì môi trường ao nuôi tôm ổn định và thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của tôm trong suốt mùa vụ nuôi. Theo dõi ngay trang Sitto Việt Nam để cập nhật kiến thức nuôi tôm hay khác.

Một số yếu tố môi trường cần phải giám sát khi nuôi
Một số yếu tố môi trường cần phải giám sát khi nuôi

PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

***Nguồn tham khảo: báo thuỷ sản Việt Nam


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ