Tầm quan trọng của Zeolite trong nuôi tôm
  • Đăng vào 2/26/2024 2:47:30 PM

Tầm quan trọng của Zeolite trong nuôi tôm

Tầm quan trọng của Zeolite trong nuôi tôm

Zeolite được sử dụng rất phổ biến trong ao nuôi tôm nhờ những tác dụng rất hiệu quả trong việc hấp thụ các khí độc, kim loại nặng trong ao, bên cạnh đó giúp cung cấp ôxy hòa tan cho tôm nuôi.

Vậy Zeolite là gì?

Zeolite là khoáng chất silicat nhôm hay còn gọi là aluminosilicat của một số kim loại có hệ thống mao quản đồng đều chứa các cation nhóm I và II. Hạt zeolite được cấu tạo từ một mạng lưới ba chiều của các tứ diện Silicat (SiO4) liên kết trong một không gian ba chiều để tạo thành các khối đa diện, trong đó một số nguyên tố Silic được thay thế bằng nguyên tử Nhôm (Al) tạo thành khối tứ diện aluminosilicat (AlO4).

  • Các tứ diện Silicat và aluminosilicat được liên kết với nhau qua nguyên tử oxy. Không gian bên trong tinh thể gồm các hốc nhỏ được nối với nhau bằng các đường rãnh có kích thước khá ổn định. Nhờ hệ thống lỗ xốp và các đường rãnh mà zeolite có thể hấp phụ những phân tử có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ và đẩy ra những phân tử có kích thước lớn hơn.
  • Zeolite có thể gặp ở trạng thái tự nhiên hoặc nhân tạo. Zeolite tự nhiên được hình thành từ sự kết hợp giữa đá và tro của núi lửa với các kim loại kiềm có trong nước ngầm.
  • Zeolite nhân tạo được tổng hợp theo 2 cách: (Một là) Trực tiếp từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên, biến tính các aluminosilicat là các khoáng phi kim loại như cao lanh, bentonit. (Hai là) Tổng hợp trực tiếp từ các silicat và aluminat.
    Tầm quan trọng của Zeolite trong nuôi tôm
    Tầm quan trọng của Zeolite trong nuôi tôm

     

Ứng dụng Zeolite trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, đặc biệt là nuôi thâm canh, nuôi lưu giữ nước cho nhiều vụ trong năm thì vai trò của Zeolite rất quan trọng và không thể thiếu  trong suốt quá trình nuôi. Zeolite được sử dụng là nhờ vào đặc tính ưu việt của nó sau đây:

  • Hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như NH3, H2S, NO2 và axit trong nước.
  • Giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi.
  • Phân hủy xác tảo và các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi.
  • Giúp cân bằng môi trường nước, ổn định độ pH, ổn định màu nước, hạn chế có váng, làm sạch nước.
  • Tăng lượng ôxy hòa tan trong nước.
  • Hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi,...
  • Khả năng hấp phụ NH3 của Zeolite thay đổi rất lớn theo độ mặn của nước. Độ mặn của nước càng tăng, thì khả năng hấp phụ amonia của Zeolite càng giảm bởi vì khả năng hấp phụ amonia của Zeolite bị kiềm chế mạnh bởi các cation hòa tan trong nước lợ. Zeolite có tác dụng làm giảm amonia sau 8-12 giờ xử lý, sau thời gian trên, khả năng hấp phụ của Zeolite hầu như không còn.

 

Về cơ chế hấp thụ: Những ion, phân tử lơ lửng, nhiễm bẩn sẽ được hấp thụ vào những lỗ xốp và đường ống của Zeolite. Các kim loại nặng, hay độc tố sẽ được hấp thụ qua phản ứng trao đổi ion với các ion của Zeolite.

Cách sử dụng Zeolite trong nuôi tôm

Hiện tại bà con nuôi tôm đang rất quen thuộc 2 sản phẩm Zeolite của Sitto Việt Nam là Granulite (Zeolite hạt) và Sitto Zeolite (Zeolite bột) vào mục đích hấp thụ khí độc NH3, H2S và phân hủy các chất bẩn thối rữa ở đáy ao, xác tảo tàn, phân tôm,…theo liều lượng sau:

  • Xử lý nước ban đầu, ổn định pH, gây màu nước: 30-40 kg/1.000 m3
  • Ổn định màu nước và hấp thụ chất lơ lửng, chất bẩn: 20 kg/1.000m3
  • Hấp thụ khí độc 40 kg/1000 m3 và xử lý vào lúc 3 giờ chiều.

Sử dụng Zeolite tốt nhất từ 14-15 giờ. Rải đều Zeolite khắp ao, khi ao nuôi tôm bị ô nhiễm, đáy ao bẩn và tôm nổi đầu do khí độc có thể dùng Zeolite. Nên sử dụng Zeolite sau khi sử dụng các chất diệt khuẩn, hóa chất hoặc lúc tảo chết đột ngột.

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ