Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản
  • Đăng vào 12/25/2023 1:31:22 PM

Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản

Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản

Quần xã sinh vật phù du có mặt trong môi trường nước khác nhau, và ao tôm là một trong những môi trường thuận lợi nhất để chúng tồn tại và phát triển. Đây được xem là mắt xích quan trọng trong các hệ sinh thái nuôi thủy sản, nhân tố không thể thiếu để duy trì dòng năng lượng và chu kỳ dinh dưỡng của tôm, cá. Vậy tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản là gì?

Xem thêm: Ảnh hưởng của tảo đến tăng trưởng Copepoda

Sinh vật phù du trong ao nuôi trồng thủy sản là gì?

Các động vật thủy sản phải duy trì tất cả các nhu cầu dinh dưỡng thông qua thức ăn mà chúng tiêu thụ. Trong tự nhiên, hầu hết các động vật thủy sản sử dụng thức ăn tự nhiên bao gồm cả động vật và thực vật hiện diện trong môi trường sống và phân lớn đó là thực vật phù du (phytoplankton), đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng.

Sau một khoảng thời gian nhất định, ấu trùng có thể ăn kết hợp với động vật phù du hoặc kết hợp cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật gọi là sinh vật phù du. Thuật ngữ “sinh vật phù du” được định nghĩa là các sinh vật có kích thước rất nhỏ nằm trôi nổi trong nước nói chung.

Sinh vật phù du có nguồn gốc từ thực vật được gọi là thực vật phù du (phytoplankton) và chúng được xem là nhà máy sản xuất đầu tiên trong môi trường nước. Trong khi đó, các sinh vật phù du có thành phần từ động vật được gọi là động vật phù du, được xem là nơi tiêu thụ đầu tiên.
Xem thêm: Quản lý môi trường ao nuôi tôm

Sinh vật phù du có nguồn gốc từ thực vật được gọi là thực vật phù du
Sinh vật phù du có nguồn gốc từ thực vật được gọi là thực vật phù du

Thực vật phù du

Hiện nay, các nhà nuôi trồng thủy sản quan tâm nhiều đến màu nước ao nuôi. Họ đề cao tầm quan trọng của thực vật phù du trong nguồn nước ao nuôi.

Mục tiêu của các thực vật phù du trong nước ao nuôi

Tăng cường oxy hòa tan và làm giảm các khí độc: Một quần thể thực vật nguyên sinh phù hợp với ao nuôi sẽ cung cấp một lượng oxy đáng kể cho hệ thống thông qua quá trình quang hợp vào thời điểm ban ngày đồng thời làm giảm hàm lượng CO2, NH3, NO2, H2S, CH4… Sự nở hoa của thực vật nguyên sinh có thể làm giảm các chất độc vì thực vật nguyên sinh có thể tiêu thụ N-NH3 và liên kết với kim loại nặng.

Ổn định chất lượng nước và làm giảm hàm lượng các hợp chất gây độc.

Tăng cường và làm ổn định nhiệt độ nước ao nuôi: Sự phân bố của thực vật nguyên sinh trong hệ thống ao nuôi làm giảm tình trạng mất nhiệt vào mùa đông và ổn định nhiệt độ nước ao.

Cung cấp bóng râm và giảm hiện tượng ăn nhau: Thực vật nguyên sinh có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm sợi vì thực vật nguyên sinh có thể hạn chế ánh sáng chiếu xuống đáy ao. Thực vật nguyên sinh nở hoa khỏe mạnh cũng có thể cung cấp độ đục thích hợp và từ đó ổn định sức khỏe tôm và giảm thiểu tình trạng ăn nhau.

Nguồn thức ăn tự nhiên và ức chế sự phát triển của các quẩn thể vi khuẩn gây bệnh thông qua cạnh tranh nguồn dinh dưỡng trong nước.

Thực vật nguyên sinh cũng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với các vi khuẩn và làm giảm quần thể vi khuẩn gây bệnh đồng thời làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên. Việc duy trì màu nước ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước. Màu nước ao nuôi thường được chỉ thị bởi các loài thực vật nguyên sinh chiếm ưu thế.

Vì thế thực vật phù du đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ổn định hệ thống nước ao nuôi và hạn chế tối đa sự thay đổi bất thường của chất lượng nước.

Sự biến đổi của thực vật nguyên sinh

Sự thay đổi màu nước hay cường độ màu nước chỉ thị cho sự thay đổi mật độ của thực vật nguyên sinh. Thỉnh thoảng màu nước thay đổi đột ngột là do sinh khối thực vật nguyên sinh bị chết. Nguyên nhân là do thực vật nguyên sinh đến chu kỳ sinh sản hoặc các yếu tố lý hóa trong nước thay đổi đột ngột như thay đổi nhiệt độ nước, độ mặn hoặc thiếu dinh dưỡng hoặc do bị động vật nguyên sinh ăn với số lượng lớn. Thực vật nguyên sinh cũng có thể phát triển nhanh trong những ngày nắng ấm ở những ao nuôi mật độ cao với hàm lượng dinh dưỡng cao.

Khi sinh khối của thực vật nguyên sinh chết trong những ngày nắng ấm có thể gây nguy hiểm cho tôm và cá. Nhiệt độ cao, tế bào thực vật nguyên sinh phân hủy nhanh hơn à làm giảm hàm lượng oxy hòa tan. Kết quả, các quá trình phân hủy chuyển sang điều kiện yếm khí và sinh khí H2S, NH3 làm tôm dễ bị stress. Do đó, cần phải hạ nhiệt độ nước nhanh trong những ngày nắng nóng ở các ao nuôi.

Quá trình chết của thực vật nguyên sinh

Quá trình chết của thực vật nguyên sinh thường trải qua 4 giai đoạn:

  • (1) Cường độ màu nước tăng lên. Cường độ màu đồng nhất trong suốt cột nước. Điều này xảy ra khi một vài loài thực vật nguyên sinh chiếm ưu thế và bắt đầu sinh sản nhanh.
  • (2) Các cụm màu xuất hiện trên bề mặt ao. Điều này xảy ra khi một số loại thực vật nguyên sinh chưa bị phá vỡ.
  • (3) Các đốm màu trắng sữa xuất hiện trong cột nước, nước trở nên nhầy, có lớp váng và bọt trên bề mặt khi vận hành các máy quay nước. Điều này xảy ra khi vách tế bào thực vật nguyên sinh bị phá vỡ, các cơ chất và sắc tố bên trong tế bào thoát ra bên ngoài và thực vật nguyên sinh sẽ bị mất sắc tố.
  • (4) Nước trong suốt và độ trong tăng lên đáng kể. Thực vật nguyên sinh chết sẽ lơ lửng trong nước và rồi sẽ chìm xuống đáy.

Ảnh hưởng của sự thay đổi màu nước

Sự thay đổi màu nước ở giai đoạn đầu có thể được quan sát qua sự lột vỏ bất thường của tôm hay khi lượng tiêu thụ thức ăn của tôm giảm đột ngột. Điều này do sự tích tụ chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn không sử dụng hết à hàm lượng chất hữu cơ tăng gây ra sự thừa mứa dinh dưỡng trong ao nuôi, từ đó gây nên sự phát triển quá mức của thực vật nguyên sinh à sự dư thừa oxy từ quá trình quang hợp ở thời điểm buổi chiều.

Khi nước ao nuôi trở nên quá bão hòa với oxy, tôm có thể bị bệnh bọt khí, có thể nhận biết khi tôm nổi trên mặt nước đồng thời phần mang có rất nhiều bọt khí. Ngược lại trong những ngày tối trời hoặc buổi chiều tối khi thực vật nguyên sinh chuyển từ dạng sản xuất sang tiêu thụ oxy, hệ thống nước ao nuôi sẽ bị thiếu oxy. Do đó, tình trạng nở hoa của thực vật nguyên sinh trong ao ở mức độ nặng dẫn đến sự dao động lớn về giá trị pH, nồng độ oxy hòa tan trong một ngày.
Thành phần và mật độ của các loài thực vật phù du có thể điều khiển bằng cách điều chỉnh độ mặn. Độ mặn thấp giúp cho sự phát triển của của cộng đồng tảo xanh. Độ mặn tăng thích hợp cho cộng đồng tảo cát.

Thành phần các loài cũng thay đổi bằng cách chuyển thực vật nguyên sinh từ các trại ương nuôi thực vật nguyên sinh. Ngoài ra cũng có thể thay đổi thành phần bằng cách thay đổi pH, bổ sung thêm vôi sống và dolomite.

Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn, giảm ăn, ăn yếu

Mục tiêu của các thực vật phù du trong nước ao nuôi
Mục tiêu của các thực vật phù du trong nước ao nuôi

Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản

Các ao thường chứa rất nhiều thực vật phù du. Những sinh vật này đóng vai trò quan trọng trong sinh thái ao và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Mặc dù thực vật phù du thường có lợi, nhưng trong một số điều kiện chúng có thể gây khó khăn cho người nuôi tôm cá.

Các động vật thủy sản phải duy trì tất cả các nhu cầu dinh dưỡng thông qua thức ăn mà chúng tiêu thụ. Trong tự nhiên, hầu hết các động vật thủy sản sử dụng thức ăn tự nhiên bao gồm cả động vật và thực vật hiện diện trong môi trường sống và phân lớn đó là thực vật phù du (phytoplankton), đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Sau một khoảng thời gian nhất định, ấu trùng có thể ăn kết hợp với động vật phù du hoặc kết hợp cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật gọi là sinh vật phù du.

Thuật ngữ “sinh vật phù du” được định nghĩa là các sinh vật có kích thước rất nhỏ nằm trôi nổi trong nước nói chung. Sinh vật phù du có nguồn gốc từ thực vật được gọi là thực vật phù du (phytoplankton) và chúng được xem là nhà máy sản xuất đầu tiên trong môi trường nước. Trong khi đó, các sinh vật phù du có thành phần từ động vật được gọi là động vật phù du, được xem là nơi tiêu thụ đầu tiên.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết

Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản
Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản

Các kiểu màu nước của ao nuôi trồng thủy sản

Màu nâu vàng hoặc nâu đỏ

Kiểu màu nước này do sự phát triển ở mật độ cao của tảo cát. Kiểu này thường xảy ra khi nhiệt độ nước thấp và trong nước mặn có hàm lượng hữu cơ cao. Độ trong khoảng từ 25 – 35 cm.

Sự nở hoa của tảo cát gây ra màu nước này. Các loài tảo này như chaetoceros, navicula, nirzschia, skeleronema, cyclotella, synedia, achnanthes, amphora và euglena thường được tìm thấy trong những ao có màu này, đặc biệt là 3 loại đầu tiên. Loại màu nước này rất khó để đạt được.

Tảo cát rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Màu nâu vàng của ao nuôi thường báo hiệu cho một mùa vụ tôm khỏe mạnh với màu cơ thể sáng và là dấu hiệu cho một mùa bội thu.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Sinh vật phù du giúp tăng oxy, giảm khí độc
Sinh vật phù du giúp tăng oxy, giảm khí độc

Màu xanh sáng

Màu này do sự tăng trưởng của tảo xanh, đặc biệt là chlorella. Thêm vào đó là sự hiện diện của dunaliella, plarymonas, carteria, chlamydomonas. Nước có màu này thường rất ổn định. Mặt khác, sự chết của tôm giảm đáng kể.

Độ trong từ 20 – 70 cm, thường xảy ra ở các ao mới, ao trên cát và các ao có ít bùn đáy. Tỷ lệ tăng trưởng của tôm trong môi trường này rất ổn định mặc dù có thể chậm hơn so với ao có nước nâu vàng và tôm cũng có kích cỡ nhỏ hơn.

Loại màu nước ao nuôi dễ quản lý. Động vật nuôi trong ao này mẫn cảm với mầm bệnh khi nước xanh chuyển sang mật độ dày có màu xanh đậm. Tuy nhiên, hiếm khi có trường hợp chết nhiều trong ao có màu nước này.

Xem thêm: Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm

Tảo chlorella làm nước có màu xanh sáng
Tảo chlorella làm nước có màu xanh sáng

Màu xanh đen

Khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng quá cao, sự phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao xảy ra quá nhanh, các loại khuẩn tảo lục nở hoa nhanh hơn so với tảo lục. Một số loại khuẩn tảo lục như oscillatoria, phormidium và microcoleus chiếm ưu thế. Mặc dù tỷ lệ sống của tôm ở các ao có màu nước vẫn duy trì ở mức cao nhưng tỷ lệ tăng trưởng sẽ giảm.

Sự xuất hiện của tôm trong ao có màu nước xanh đen hoặc đen, thỉnh thoảng bị ký sinh trùng và động vật nguyên bào tấn công. Trong môi trường này, tôm tăng trưởng chậm hơn và thậm khác biệt rất lớn về kích cỡ tôm.

Hơn nữa, có thể làm tôm bị mềm vỏ và làm tôm chuyển sang màu xanh da trời, đặc biệt ở điều kiện độ mặn thấp. Nó cũng làm tôm bị yếu. Đây là màu nước không mong muốn trong khi nuôi với mật độ cao và nên được kiểm soát cũng như thay đổi màu nước.

Xem thêm: Phương pháp xử lý bệnh phát sáng trong ao nuôi tôm

Tảo lục làm nước trong ao tôm có màu nước xanh đen hoặc đen
Tảo lục làm nước trong ao tôm có màu nước xanh đen hoặc đen

 

Màu nước xốt và nâu đen

Sự quản lý ao kém như cho ăn quá nhiều hoặc sử dụng số lượng lớn cá tạp là nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng nhanh của trùng tảo, tảo nâu và kết quả là hình thành màu nước này. Màu nước này không thích hợp cho nuôi tôm nên cần phải thay nước một phần nếu màu nước này tiếp tục tăng lên.

Màu nước này chỉ thị cho tình trạng thiếu oxy trầm trọng thường do lượng thức ăn thừa quá nhiều, sự phân hủy bùn đáy ao, tỷ lệ trao đổi nước thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao và lượng cá tạp nhiều. Độ trong của màu nước này khoảng 15 cm. Nó hình thành nhiều bọt khí khi tiến hành sục khí. Đây là màu nước không mong muốn vì làm yếu tôm và thỉnh thoảng gây ra bệnh phù ở tôm và làm tôm dễ mẫn cảm với các bệnh trên mang. Nó báo hiệu cho một mùa thất bát.

Lý do gây ra màu nước nâu đen này không phải do tảo nhưng do sắc tố và acid tannic và thường xảy ở những vùng trồng đước nhiều bởi vì đất acid.

Xem thêm: Các biện pháp quản lý hiệu quả hệ thống ương nuôi tôm để kiểm soát dịch bệnh EMS

Màu vàng

Sự hình thành màu nước vàng do sự tăng trưởng của chrysophyta. Thêm vào đó, trùng roi lục cũng có thể tăng trưởng. Trong ao với màu nước kiểu này, sự tăng trưởng của tảo cát ở đáy, khuẩn tảo lục và tảo lục bị ức chế.

Loại màu nước này ổn định, mặc dù nó không là màu sắc mong muốn cho nuôi tôm. Trong ao có màu nước này, sự tăng trưởng của tôm rất hạn chế và có nguy cơ chế cao.

Xem thêm: Giải pháp phòng bệnh do vi bào tử trùng EHP gây ra trên tôm nước lợ

Nước màu trắng sương mù

Điều này chủ yếu do động vật nguyên sinh, các sản phẩm của quá trình phân hủy. Đó là môi trường lý tưởng cho cá bột hoặc tôm juvenile vì cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên.

Tuy nhiên, đối với tôm trưởng thành, sẽ bất lợi do phải cạnh tranh môi trường sống trong ao nuôi. Đối với nước có màu này, động vật nguyên sinh tụ tập lại và xuất hiện ở trạng thái lơ lửng như đốm trắng.

Mật độ động vật nguyên sinh quá cao trong môi trường sẽ tác động vào hành vi của tôm và gây hại đến tôm. Màu nước này cần phải được kiểm soát tốt trong quá trình nuôi tôm.

Xem thêm: Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Nước đục

Sự hình thành nước đục do huyền phù của động vật nguyên sinh, đất sét đắp ao hoặc thức ăn bị phân hủy. Loại nước này có thể có lợi hoặc có hại tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của các vật chất lơ lửng.

Nó được hình thành bởi các phần đất sét từ các bờ bao bị rửa trôi do mưa hoặc từ nguồn nước dẫn vào ao. Thỉnh thoảng, cũng có thể do các cơn gió mạnh hoặc do hoạt động bơi lội của tôm ở dưới đáy ao.

Màu nước đục này cung cấp một số thuận lợi không chỉ trong việc ổn định chất lượng nước và môi trường sống của tôm mà còn cung cấp một số tác động về mặt dinh dưỡng vì đất sét có thể hấp thụ các nguồn dinh dưỡng, hợp chất hữu cơ, và vi sinh vật để tạo thành các “cụm bông đất sét”, từ đó cung cấp thắc ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, nếu nguồn nước có quá nhiều đất sét lơ lửng sẽ nguy hiểm cho sự phát triển của tôm.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho tôm nuôi giai đoạn tôm lột xác

Nước trong

Nguồn nước này trong suốt. Điều này có thể do sự thiếu nguồn dinh dưỡng, có sự hiện diện của các kim loại nặng như đồng, mangan, sắt hoặc các thành phần tạo nên tính acid ở đáy ao (ph 5,5 hoặc thấp hơn).

Ở điều kiện này, không một sinh vật nào có thể phát triển bình thường. Do đó, màu nước này không thích hợp để nuôi thủy sản bởi vì màu nước này chỉ thị chất lượng nước hoặc chất lượng đất đào ao nuôi không tốt. Vì thế cần phải điều chỉnh nguồn nước đầu vào trước khi nuôi.

Có rất nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng một số vụ đạt được màu nước mong muốn, một số vụ thì không. Để đạt màu nước mong muốn, cần quan tâm đến dinh dưỡng của thực vật nguyên sinh. Khi màu nước trở nên không mong muốn dẫn đến hiện tượng nở hoa quá mức, cần sử dụng bổ trợ các chất diệt khuẩn, diệt tảo.

Việc gia tăng sục khí hoặc thay một phần nước cũng giúp thay đổi chất lượng nước. Việc cho ăn ảnh hưởng lớn đến màu nước và chất lượng nước. Việc cho ăn nhiều quá mức cần phải tránh. Việc sử dụng quá nhiều cá tạp có thể gây hiện tượng nở hoa của tảo, mặc dù không mong muốn.

Xem thêm: Vôi và kỹ thuật bón vôi trong nuôi trồng thủy sản

Động vật nguyên sinh

Đối với nguồn thức ăn cho ấu trùng, juvenile, thậm chí là tôm trưởng thành được ương trong ao hoặc nuôi thương phẩm thì nguồn thức ăn tự nhiên giàu protein từ động vật nguyên sinh là rất cần thiết.

Các loại động vật nguyên sinh giống như ấu trùng của tôm biển (artemia salina), luân trùng (rotifer – brachionus), moina sp, euchlanis sp., daphnia sp., ceriodaphnia sp.; copepoda và các dạng ấu trùng khác trong nuôi trồng thủy sản được xem là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Sinh vật nguyên sinh đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, vừa là nguồn thức ăn tự nhiên vừa giúp ổn định chất lượng nguồn nước ao nuôi. Do đó, việc duy trì các sinh vật nguyên sinh trong ao nuôi sẽ giúp con tôm phát triển nhanh đồng thời giảm bớt một số khoản chi phí trong quá trình nuôi.

Xem thêm: Phương pháp phòng và trị bệnh EMS trên tôm

Sinh vật phù du giúp ổn định chất lượng nước
Sinh vật phù du giúp ổn định chất lượng nước

Các ao thường chứa rất nhiều sinh vật phù du. Những sinh vật này đóng vai trò quan trọng trong sinh thái ao và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Mặc dù thực vật phù du thường có lợi, nhưng trong một số điều kiện chúng có thể gây khó khăn cho người nuôi tôm cá. Do đó bà con cần tìm hiểu và phân biệt kỹ sự thay đổi màu sắc của ao nuôi tôm để có biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.

PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

Theo Th.S Phạm Minh Nhựt - Bộ môn Công nghệ Sinh học Trường đại học Công nghệ tp Hồ Chí Minh


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ