Giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm hiệu quả
  • Đăng vào 12/4/2023 3:55:33 PM

Giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm hiệu quả

Giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm hiệu quả

Khí độc NH3 và NO2 phát sinh trong quá trình nuôi tôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và năng suất thu hoạch. Làm thế nào để xử lí khí độc NH3 Và NO2 hiệu quả trong ao nuôi là vấn đề cần được quan tâm và hành động kịp thời.
 

Khí độc NH3 và NO2 từ đâu mà có?

  • Phân tôm: Trong quá trình tiêu thụ thức ăn tôm chỉ hấp thụ được 25% đạm trong thức ăn còn lại 75% đạm trong thức ăn mà tôm không hấp thụ được sẽ được bài tiết qua phân.
  • Thức ăn: Khi cho tôm ăn một phần đạm trong thức ăn sẽ bị hòa tan trong nước, thức ăn mà tôm không tiêu thụ hết, thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy gây ô nhiễm ao nuôi
  • Xác tôm, tảo rớt đáy sẽ phân hủy tạo ra đạm.
  • Nguồn cấp nước: vào ao nuôi bị ô nhiễm có chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như U-rê, NPK
  • pH trong môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến sự phát sinh khí độc
  • pH thích hợp nhất để tôm phát triển là 7,5 ≤ pH ≤ 8,5
  • Nếu pH ≤ 8,5 thì nồng độ NH3 độc trong nước ao nuôi duy trì ở mức hạn chế.
  • Nếu pH ≥ 9 thì nồng độ NH3 sẽ tăng cao gây độc cho tôm.
  • Nồng độ NH3 để tôm thẻ chân trắng có thế phát triển tốt đó là NH3 < 0.3mg/lít. Ở nồng độ NH3 > 0,45 mg/lít sức tăng trưởng của tôm giảm đi 50%.

Tóm lại: 7,5 ≤ pH ≤ 8,5  NH3  được kiểm soát ít gây ảnh hưởng đến tôm nuuôi. pH > 9 NH3 gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi

Oxy hòa tan ức chế và giảm khí độc phát sinh

Nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrosorira trong ao nuôi là vi khuẩn hiếu khí làm giảm độc tính của khí độc. Trong ao nuôi tự nhiên thường có sự hiện diện của vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrosorira nhưng với số lượng rất thấp không đủ để phân giải hết khí độc trong ao nuôi.

Vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrosorira hoạt động mạnh khi có hàm lượng oxy hòa tan trong nước đủ cao.

Tác hại của khí NH3 và NO2 đối với tôm

  • Hàm lượng khí NH3 và NO2 cao là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh và đặc biệt có thể chết hàng loạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, tỷ lệ sinh trưởng giảm.
  • Nếu NH3 và NO2 cao cũng làm cho chức năng miễn dịch, sức đề kháng của tôm bị giảm dễ nhiễm các bệnh như hội chứng gan tụy cấp, EMS.....
  • Khí độc NH3 và NO2 còn làm tảo trong ao nuôi phát triển đột biến đặc biệt là các loại tảo có hại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng vào ban đêm.

Biện pháp khống chế và xử lý khí độc nh3 và no2 trong ao nuôi
 

  • Khi kiểm tra thấy ao nuôi tôm có cùng lúc NH3 và NO2 nhiều thì tiến hàng xử lý để giảm khí độc tránh gây ảnh hưởng đến tôm nuôi:
  • Tạt 1 lít SITTO YUCCA cho 3.000m3,  tạt lúc 9-10 giờ sáng (mục đích để giảm NH3 là chính)
  • Sau đó trộn 1 bao SITTO ZEOLITE và 1 xô OXYFAST cho 3.000m3 lúc 12-14 giờ trời nắng gắt (tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao, ức chế và giảm hoạt động của khí độc trong ao). Những ao có đồng thời 2 loại khí độc NH3 và NO2 thì tôm trong ao sẽ giảm ăn nhất là tôm thẻ chân trắng.
  • Sau khi dùng gần như 100% tôm ăn mạnh trở lại.
  • pH cần duy trì pH ở mức 7,5 - 8,5 và kiểm soát nhiệt độ môi trường ao bằng cách: sử dụng lưới để che ao nuôi và tăng cường quạt nước để giảm nhiệt độ của môi trường ao nuôi.
  • Kiểm soát lượng thức ăn của tôm tránh tình trạng dư thừa quá mức.
Biện pháp khống chế và xử lý khí độc nh3 và no2 trong ao nuôi
Biện pháp khống chế và xử lý khí độc nh3 và no2 trong ao nuôi

 

   
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ