Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm
  • Đăng vào 11/1/2023 11:11:13 PM

Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo độc trong ao nuôi tôm

 

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt … Các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi

  • Quản lý thức ăn không tốt gây dư thừa thức ăn
  • Phân tôm thải ra trong suốt vụ nuôi
  • Nền đáy dơ bẩn do không cải tạo ao kỹ
  • Mưa kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo Lam phát triển.
  • Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.

Biện pháp quản lý tảo

  • Vớt xác tảo
  • Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo
  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm
  • Cắt tảo bằng vôi đêm với liều lượng cho phép <20kg/1000m3 nước, sau đó sử dụng kèm Zeolite 20kg/1000m3
  • Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao, cá rô phi có thể tiêu hóa 30-60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục… giúp ổn định chất lượng nước.

Nguồn Tepbac

 
Liên hệ ngay với Sitto Việt Nam để được tư vấn tận tình nhất về các sản phẩm phân bón chất lượng cao!

Sitto Việt Nam - Mang đến chất lượng và sự tận tâm

PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ