Biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong nuôi tôm: Chiến lược nuôi tôm hiệu quả
  • Đăng vào 12/29/2023 2:00:32 PM

Biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong nuôi tôm: Chiến lược nuôi tôm hiệu quả

Biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong nuôi tôm

Tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ là một vấn đề quan trọng trong ngành nuôi tôm, đặc biệt là khi chúng có thể gây hại nặng cho đàn tôm và ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp hiệu quả để kiểm soát và tiêu diệt những loại sinh vật này.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết

Sitto TNT chỉ dùng trong ao không có tôm
Sitto TNT chỉ dùng trong ao không có tôm

Ảnh hưởng của ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong nuôi tôm

Một số loài ốc đinh và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ gây hại thường gặp trong ao tôm như Ốc đinh, Hến, Vẹm xanh, Sò, Hà, Dòm, Hào chỉ, Chem chép,… Chúng làm cho môi trường ao nuôi thay đổi bất lợi, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm:

  • Biến động môi trường nước ao nuôi, khó gây màu và màu nước không ổn định: Chúng cạnh tranh khoáng chất, dinh dưỡng với hệ tảo, làm hạn chế tảo phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho rong phát triển.

  • Hấp thu khoáng chất, đặc biệt là canxi, làm giảm độ kiềm, pH. Tôm dễ cong thân, đục cơ, mềm vỏ và khó lột xác.

  • Cạnh tranh thức ăn với tôm.

  • Là vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây nhiễm cho tôm, tôm bị bệnh đường ruột, phân trắng, gan tụy, EMS,… gây chết tôm.

Biện pháp phòng ngừa

  • Cải tạo ao, sên vét thật kỉ, cào đáy ao để thu gom sạch tất cả ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sau mỗi vụ thu hoạch.

  • Dùng vôi vôi CaO cải tạo nền nền đáy ao: Liều lượng 300-400 kg/1.000 m2.

  • Lọc kỹ nước qua túi lọc trước khi lấy vào ao.

Xem thêm: Các biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm

Biện pháp tiêu diệt

Cách 1 - Bắt thủ công

  • Sử dụng giàn tre, phên đan hay mồi nhử để thu gom chúng.

  • Cách này tuy đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao.

Cách 2 – Dùng thuốc để diệt

Sitto TNT chỉ dùng trong ao không có tôm

Biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể bằng Sitto TNT

Trong quá trình cải tạo ao:

Sử dụng Hóa chất xử lý nước Sitto TNT, 1-1.5 kg/1.000 m2, hòa tan Sitto TNT với nước rồi tạt đều khắp ao, sử dụng Sitto TNT lúc chiều mát (17-18 giờ).
Lưu ý:

  • Mức nước càng ít thì hiệu quả diệt ốc càng cao.
  • Chỉ dùng Sitto TNT khi cải tạo ao, không dùng trong ao có tôm.
  • Không sử dụng vôi trước khi dùng Sitto TNT, sau khi dùng Sitto TNT ít nhất 5-7 ngày mới được thả tôm.

Trong quá trình nuôi:
 

  • Trong ao lắng: Lọc kỹ nước qua túi lọc khi lấy vào ao, chạy quạt khoảng 2-3 ngày, để cho trứng ốc và nhiễm thể nở hoàn toàn nhằm tiêu diệt trứng ốc và trứng các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trước khi cấp qua ao nuôi.
  • Sử dụng Sitto Snail Killer, liều lượng 1 lít/1.500 - 2.000 m3. Pha loãng sản phẩm với nước rồi tạt đều khắp ao. Mở máy quạt nước, sụt khí khi sử dụng.
Sử dụng Sitto Snail Killer, liều lượng 1 lít/1.500 - 2.000 m3
Sử dụng Sitto Snail Killer, liều lượng 1 lít/1.500 - 2.000 m3

Trong ao nuôi:

Sử dụng tương tự như cách làm trong ao lắng.

 

Biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể bằng Sitto TNT
Biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể bằng Sitto TNT

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Nếu ao có tôm: Chỉ dùng khi tôm trên 1 tháng tuổi.
  • Kiểm tra pH, độ mặn trước khi dùng. Độ mặn và pH càng cao thì phải tăng liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu muốn diệt ốc thì sử dụng lúc chiều mát (17-18 giờ).
  • Để diệt các loại nhuyễn thể 2 mảnh võ nên dùng vào buổi sáng (10 giờ).
  • Chạy quạt, sụt khí liên tục khi dùng thuốc.
  • Bổ sung men đường ruột Sitto Vizym và chế phẩm vi sinh xử lý nước Bacillus Subtilis 1090, Rohodo hoặc Sitto EM liên tục vài ngày để tôm khỏe mạnh.
  • Không sử dụng thuốc khi môi trường đang biến động, khi tôm yếu hoặc đang bị bệnh về đường ruột.

Xem thêm: Quy trình kiểm tra màu sắc tôm đúng chuẩn Thái Lan

Một số biện pháp tiêu diệt ốc đinh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong nuôi tôm khác

  • Sử dụng loại tôm chống lại sinh vật gây hại: Lựa chọn các giống tôm có khả năng chống lại ốc đinh và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giảm khả năng bị nhiễm bệnh.

  • Sử dụng vi sinh vật có lợi: Áp dụng vi sinh vật có lợi vào ao nuôi để tạo ra một sinh quản động học tích cực, giảm khả năng phát triển của ốc đinh và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.

  • Sử dụng phương pháp vật lý: Sử dụng các phương pháp như lọc nước, cung cấp đèn trắng vào buổi tối để giảm sự hoạt động của sinh vật vào ban đêm.

  • Kiểm tra định kỳ và giám sát: Thực hiện kiểm tra định kỳ và giám sát tình trạng ao nuôi để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của ốc đinh và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.

Xem thêm: Quy trình lấy nước vào ao nuôi tôm sú

Việc tiêu diệt ốc đinh và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong nuôi tôm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp quản lý môi trường, chọn giống tôm phù hợp, sử dụng các biện pháp vật lý và hóa chất an toàn. Do đó, việc duy trì môi trường ao nuôi ổn định và kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro từ các sinh vật gây hại. Theo dõi Sitto Việt Nam để cập nhật kiến thức nuôi tôm thông minh, hiện đại, năng suất cao.

 

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ