Kiến thức và kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt hiệu quả, đạt năng suất cao
  • Đăng vào 12/03/2024 10:31:03 SA

Kiến thức và kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt hiệu quả, đạt năng suất cao

Kiến thức và kỹ thuật nuôi tôm đạt năng suất cao

 

Đặc điểm sinh học

 

Các yếu tố thủy lý hóa tôm thẻ thích nghi với môi trường

 

Các yếu tố thủy lý hóa tôm thẻ thích nghi với môi trường

Các chỉ tiêu

Khoảng thích hợp

Khoảng chịu đựng

Độ mặn (‰)

15 – 30

0,5 – 45

Nhiệt độ

25- 32

16-43

pH

7,5 – 8,5

6-10

Độ kiềm (mg/lít)

80 -150

60 – 200

Oxy hòa tan (mg/lít)

4 – 7

3 -7

NH3 (mg/lít)

< 0,1

< 0,2

H2S (mg/lít)

< 0,01

< 0,03

 

Bảng thông số kiểm tra: Cần có lịch trình kiểm tra và quản lý các thông số về môi trường ao tôm

  • Mức nước nuôi tốt nhất từ 1,2-1,5m.
  • Mật độ nuôi từ 80-200 con/m2.
  • Đáy ao cứng, có cát hay cát bùn sẽ thuận lợi cho tôm phát triển.

 

Bảng thông số kiểm tra môi trường ao tôm

Thông số

Thời điểm đo

Buổi sáng (7h00)

Buổi chiều (15h00)

Độ mặn (‰)

1 tuần/lần

Độ kiềm

3 ngày/lần

Nhiệt độ

X

X

pH

X

X

Oxy

X

 

NH3

 

X

Độ trong

 

X

 

  • Đặc điểm dinh dưỡng: Tôm thẻ là loài ăn tạp, có thể ăn loại thức ăn từ gốc động thực vật, thức ăn công nghiệp. Nhu cầu đạm 20-30% (tôm sú 38-40%). Hệ số thức ăn từ 0.9-1.2 (tôm sú là 1.5), tính dựa trên mật độ thả 100-120 con/m2, tỷ lệ sống 85%.
  • Sinh sản – Sinh trưởng: Trong điều kiện nhân tạo tôm thẻ có thể thành thục và đẻ trứng. Tôm thẻ sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác thông qua từng giai đoạn phát triển, tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, ở giai đoạn < 20 g/con, sau 30 ngay tăng trung bình 1-1,4 g. Tùy theo mật độ nuôi và điều kiện nuôi mà tốc độ sinh trưởng khác nhau.

Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn, giảm ăn, ăn yếu

 

Kỹ thuật nuôi tôm

 

Chọn địa điểm

Địa điểm là yếu tố quan trọng quyết định thành công vì ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và tính rủi ro trong quá trình nuôi. Yêu cầu về chọn địa điểm phù hợp:

  • Giá thành xây dựng giảm.
  • Giảm chi phí sản xuất.
  • Nguồn nước có chất lượng và đầy đủ.
  • Có giao thông và nguồn điện để giảm chi phí.
  • Có thông tin liên lạc và an ninh tốt.

 

Vị trí và chất đất

Chọn vùng đất cát, đất pha cát, nền đất cứng, pH đất > 6.0. Không chọn vùng bị ngập mặn, sình lầy, vùng nước bị ổ nhiễm, khu vực hay bị lũ lụt,…

 

Nguồn nước cấp

Chọn địa điểm gần nguồn nước có chất lượng tốt, nguồn nước cấp phải có đầy đủ quanh năm để thuận lợi trong việc cấp và thay nước (tốt nhất có nguồn nước ngọt). Không chọn vùng nước bị ổ nhiễm bởi chất thải nông nghiệp và công nghiệp, khu vực hay bị lũ lụt.

 

Thiết kế và xây dựng ao

  • Quản lý chất thải tốt, chất thải thường được thu gom tại nơi giữa ao.
  • Thay nước dễ dàng và dễ thu hoạch.

 

Thiết kế ao lắng

Ao lắng để cung cấp nước cho ao trong quá trình nuôi, nhất là những nơi thường chất lượng nước không ổn định hay nguồn nước cấp không liên tục.

  • Ao lắng có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa dịch bệnh lây lan vào ao nuôi.
  • Chủ động được nguồn nước cấp, không lệ thuộc vào thủy triều.
  • Giảm độc tính của hóa chất sát trùng.
  • Diện tích ao lắng thường bằng 25-30% tổng diện tích ao nuôi.

 

Thiết kế ao nuôi

  • Hình dạng: hình vuông, hình tròn hay hình chủ nhật.
  • Ao phải tạo được dòng chảy tròn. Đối với ao hình vuông hay chủ nhật để tạo dòng chảy thường đắp bo tròn các góc trong ao. Đáy ao bằng phẳng, tạo độ dốc nghiên về nơi gom chất thải.
  • Diện tích ao nuôi: Từ 1.000-3.000 m2 để thuận lợi cho chăm sóc, quản lý, vận hành và cho năng suất cao.

 

Hệ thống quạt nước

  • Quạt đặt cách bờ 2,5-4 m hay cách chân bờ 1,2 m. Khoảng cách giữa 2 cách quạt là 60-80 cm và lắp so le nhau. Tùy theo hình dạng ao mà chọn cách lắp đặt hệ thống quạt tạo ra dòng chảy mạnh nhất và giúp cho chất thải tập trung giữa ao. Số lượng cánh quạt phụ thuộc vào diện tích ao nuôi và mật độ thả nuôi, thông thường 6000-7000 con/1 cánh quạt, tốc độ quay 60-100 vòng/phút.
  • Sục khí: có vai trò cung cấp thêm oxy hòa tan và tạo ra dòng chảy. Khi tôm lớn, số lượng máy sục cũng tăng theo. Nên chọn vị trí thích hợp để đặt máy để tránh xáo trộn các chất thải đã lắng, dễ quản lý môi trường và chất thải trong ao, thường đặt cách mặt đáy 30 cm.
Hệ thống quạt nước nuôi tôm
Hệ thống quạt nước nuôi tôm

Chuẩn bị ao

 

Ao mới xây

  • Bước 1: Kiểm tra kỹ các bờ ao, bờ ao không được rò rỉ khi lấy nước vào.
  • Bước 2: San bằng đáy ao, đáy dốc về cống thoát nước hay giữa ao để dễ gom chất thải.
  • Bước 3: Rữa đáy ao nhiều lần trước khi bón vôi.
  • Bước 4: Kiểm tra pH đáy và dùng vôi bón.
  • Bước 5: Lấy nước vào từ 1-1.2 m, ngâm 3-4 ngày.
  • Bước 6: Bơm hay xả bỏ nước trong ao, phơi đáy 7-10 ngày trước khi lấy nước vào chuẩn bị để thả tôm.

 

Ao cũ

  • Bước 1: Tháo cạn nước.
  • Bước 2: Lấy bớt lớp bùn đáy ao.
  • Bước 3: Sửa và rữa nền đáy ao.
  • Bước 4: Bón vôi và phơi nền đáy đến khô khoảng 5-7 ngày trước khi lấy nước vào. Nếu có thời gian nên phơi đáy ao 1- 2 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh và khoáng hóa đáy ao (Ao bị phèn không nên phơi khô để hạn chế hiện tượng xì phèn).

 

Ao cũ bị nhiễm bệnh (đốm trắng, đầu vàng, taura,…)

  • Cần phải cải tạo ao kỹ càng hơn, bắt sạch các loại tôm cá còn sót lại và tiến hành phơi ao 1 tháng.
  • Diệt cua còng, giáp xác vào buổi sáng để tiêu diệt mầm bệnh trong ao.

Xem thêm: Quản lý môi trường ao nuôi tôm

Chuẩn bị ao nuôi tôm
Chuẩn bị ao nuôi tôm

Các loại vôi sử dụng

  • Vôi CaO, CaCO3: Chọn vôi mịn chứa hàm lượng trên 75%. Dùng để tăng hệ đệm của nước, có thể dùng số lượng lớn vì không ảnh hưởng đến pH nước.
  • Vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2: Giúp tăng hệ đệm nước, tăng độ kiềm.
  • Vôi Ca(OH)2: Giúp tăng pH đáy ao hoặc pH nước, loại này giúp tăng pH mạnh nên tránh bón vào buổi chiều (khi pH thường cao nhất).

 

Lượng vôi bón

Bảng lượng vôi bón

pH đất

CaCO3 (tấn/ha)

Ca(OH)2 (tấn/ha)

CaO (tấn/ha)

> 7

 

 

 

6-7

1-2

0,5-1

0,3-0,5

5-6

2-3

1-1,5

0,5-1

4-5

3-3,5

1,5-2

1-1,5

3-4

3,5-4

2-2,5

1,5-2

Xem thêm: Khoáng Canxi (Ca) – Magiê (Mg) trong nuôi tôm

 

Hệ thống rào lưới

Nên rào lưới quanh năm để ngăn cản không cho vật chủ trung gian như cua, còng bên ngoài mang vào mang theo mầm bệnh gây thân đỏ đốm trắng đầu vàng, Taura do virus gây ra.

 

Chuẩn bị nước

  • Sau bón vôi xong, lấy nước vào qua lưới lọc, cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước.
  • Ngày 1: Lấy nước đúng yêu cầu, mở máy quạt nước liên tục 3 ngày để trứng các vật chủ trung gian nở thành ấu trùng.
  • Ngày thứ 4: Diệt giáp xác như cua còng, ghẹ, tôm bạc, tôm đất, tép con,… mang mầm bệnh.
  • Ngày thứ 8: Diệt cá tạp bằng saponin, mở máy quạt.
  • Ngày thứ 14: Sát trùng nước (chlorin, thuốc tím,…) để tiêu diệt mầm bệnh, mở máy quạt nước. Sau 24 giờ có thể tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh.

 

Gây màu và cấy vi sinh

  • Kiểm tra điều chỉnh các thông số thủy lý hóa sau đây trước khi gây màu nước gồm: pH (7.8-8.0), độ kiềm: > 60 mg/lít, chạy quạt nước liên tục vào ban ngày.
  • Gây màu nước giúp phát triển tảo, phiêu sinh động thực vật.
  • Cấy vi sinh có lợi sau khi sát trùng để ổn định hệ sinh thái, ổn định chất lượng nước và pH trước khi thả tôm giống.

 

Chọn và thả giống

Chọn tôm giống: Post 12 trở lên. Mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc. Chọn giống đồng đều kích cỡ, giống có màu sắc sáng đẹp.

Thả giống: Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng con giống, tôm giống đạt chất lượng không mang mầm bệnh như đốm trắng, đỏ thân, taura,…

Mật độ thả: Thông thường 100-200 con/m2, mật độ thả tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Nguồn nước và điều kiện môi trường tự nhiên tại khu vực thả nuôi
  • Khả năng đầu tư.
  • Kinh nghiệm quản lý, chăm sóc.
  • Thiết kế ao và những biến đổi theo mùa, khí hậu thời tiết.
  • Kỹ thuật kiểm tra, đánh chất lượng tôm giống

Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống

  • Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống bằng cảm quan
Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống bằng cảm quan

Chỉ tiêu

PP đánh giá

Tôm giống tốt

Tôm giống không tốt

Hình thái

Quan sát mẫu tôm ngay trong bọc

Cho mẫu tôm vào ly thủy tinh quan sát ngược sáng

Cho mẫu tôm vào chậu nhỏ

Tuổi PL tương ứng với kích cỡ (PL10 phải có kích thước lớn hơn 9 mm)

Vỏ tôm bóng sạch

Đồng đều về kích cỡ

Tôm có kích thước nhỏ hơn so với tuổi

Vỏ tôm dơ, bị bám bẩn

Không đồng đều về kích cỡ

Màu sắc

Quan sát mẫu tôm ngay trong bọc, qua ly thủy tinh, trong chậu nhựa

Màu sắc tươi sáng, nhìn rõ gan và ruột

Màu sắc không đồng đều, màu trắng, gan vàng, ruột trống

Đường ruột

Quan sát mẫu tôm ngay trong bọc

Cho mẫu tôm vào ly thủy tinh quan sát ngược sáng

To, thẳng, đều từ trên xuống

Đầy thức ăn

Nhỏ, không đều, có đoạn to đoạn nhỏ

Trống thức ăn

Gan tụy

Quan sát mẫu tôm ngay trong bọc

Cho mẫu tôm vào ly thủy tinh quan sát ngược sáng

Màu nâu sẫm hoặc đen, màu sắc đồng đều

To rõ, đều và phải gom gọn trên giáp đầu ngực

Màu trắng, vàng nhạt hoặc trắng đục, màu sắc không đồng đều

Nhỏ, không đều và không gom gọn trên giáp đầu ngực

Hoạt động

Cho mẫu tôm vào chậu, khuấy tròn dòng nước

Bơi nhanh, mạnh theo chiều ngược nước, bơi bám thành

Phân tán nhanh trong bọc tôm hoặc khi đổ ra chậu

Bơi lờ đờ, cuộn theo nước và xoáy vào giữa

Gom tụ 1 chổ trong bọc hoặc trong chậu

Không phản xạ khi gõ

Sốc độ mặn

Cho mẫu tôm vào nước ngọt trong 30 phút

Sau đó cho vào nước mặn trong 10 phút

Vẫn khỏe sau khi sốc, tỷ lệ chết < 10%

Tôm chết cao, tỷ lệ chết > 10%

Chỉ tiêu khác

Quan sát ngay sau khi thả xuống ao

Phân tán nhanh, có xu hướng bơi xuống đáy

Bơi lờ đờ, tấp mé và không xuống đáy

  • Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống qua kính hiển vi
Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống qua kính hiển vi

Chỉ tiêu

Tôm giống tốt

Tôm giống không tốt

Hình thái

Tuổi PL tương ứng với kích cỡ

Vỏ tôm bóng sạch, không bị bám bẩn

Không bị dị tật: cụt râu, cong thân

Tôm có kích thước nhỏ hơn so với tuổi

Vỏ tôm dơ, bị bám bẩn, đặc biệt là nấm và nguyên sinh

Bị dị hình

Đường ruột

To, thẳng, đều từ trên xuống

Đầy thức ăn

Ruột co bóp mạnh và đều

Nhỏ, không đều, bị đứt khúc

Trống thức ăn

Ruột co bóp yếu

Gan tụy

Chứa nhiều giọt dầu (trên 30)

Không có giọt dầu hoặc có rất ít

Hoại tử

Không bị

Bị hoại tử 1 số bộ phận

  • Phương pháp đánh giá bằng kỹ thuật PCR

Người nuôi tôm gửi mẫu tôm giống đến các trung tâm bệnh học thủy sản để xét nghiệm.

Thức ăn và quản lý thức ăn

Để giảm chi phí nên chọn thức ăn có hệ số thấp và độ đạm thấp hơn 35%.

Cách xác định thức ăn hằng ngày

Tổng trọng lượng = Trọng lượng trung bình x Số tôm thực tế trên cơ sở lượng giống thả và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian.       

Tổng trọng lượng trung bình và tổng trọng lượng tôm xác định được lượng thức ăn hằng ngày. Trong tình trạng bình thường tôm cỡ 1-5 g cho ăn 7-10% trọng lượng thân.

  • Tôm 5-10 g cho ăn 4-7% trọng lượng thân.
  • Tôm 10-20 g cho ăn 3-4% trọng lượng thân.

Tôm thẻ có tập tính kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu. Trong nuôi nhân tạo tôm ăn thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Khi tôm giai đoạn 2 tháng trở lên, môi trường ao bị ô nhiễm, lượng oxy hòa tan thấp, do đó giai đọan này chúng ta nên cho ăn vào ban ngày, ban đêm chỉ cho ăn 1 lần hoặc ngừng hẵn.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Quản lý thức ăn

Quản lý tốt làm giảm chi phí, chất lượng nước, đáy ao sạch và hạn chế dịch bệnh. Giai đoạn tôm 10 ngày nên thả sàng để tôm làm quen, bỏ thức ăn trong sàng nên căn cứ vào trọng lượng tôm và kiểm tra sàng chặt chẽ.

Lượng thức ăn trong sàng = (Lượng thức ăn trong ngày x % thức ăn trong sàng)/Số lượng sàng.

Việc chuyển đổi mã số thức ăn nên căn cứ vào trọng lượng để làm tiêu chuẩn theo bảng, không dựa vào tuổi tôm ( ngày tuổi). Trong thời gian chuẫn bị chuyển đổi nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cho ăn ít nhất 3 ngày.

Tôm 30-75 ngày, tốc độ phát triển khá nhanh vì vậy ta có thể tăng số lần cho thức ăn trong ngày (5 lần/ngày) và tăng lượng thức ăn để rút ngắn thời gian nuôi.

Khi tôm được 30 ngày tuổi, 5-7 ngày kiểm tra tốc độ tăng trường 1 lần.

Xác định được chính xác số lượng và trọng lượng tôm trong ao.

  • Theo dõi cường độ bắt mồi hàng ngày và mỗi cữ cho ăn để điều chỉnh phù hợp.
  • Theo dõi tiến độ lột xác để giảm lượng thức ăn trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi tôm lột vỏ.
  • Theo dõi sự biến động thời tiết và môi trường nuôi vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nên ta điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp.

Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột chết

Quản lý chất lượng nước

Nước là môi trường sống của tôm, quản lý chất lượng nước là cần thiết để tôm phát triển, ngăn ngừa dịch bệnh,..

Chất lượng đáy ao: Đáy ao dơ làm ảnh hưởng đến pH, độ kiềm, oxy hòa tan, khí độc, sinh vật đáy, tảo và xuất hiện các bệnh như vàng mang, đen mang, đóng rong,.. Quản lý đáy ao tốt là quản lý ngay từ khâu cải tạo. Làm sạch đáy ao bằng các biện pháp sau:

  • Dùng vi sinh theo định kỳ.
  • Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa.
  • Quản lý tảo, không được để cho tảo tàn.

Ổn định tảo và vi sinh vật

Quản lý tảo là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nước tốt hay xấu. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của tảo để có biện pháp xử lý.

  • Tảo phát triển quá mức: Hạn chế tảo phát triển, cắt tảo.
  • Tảo phát triển kém: thay 20-30% nước, cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển.
  • Tảo tàn: Dùng vi sinh, Zeolite để xử lý. 
Dùng Zeolite để xử lý tảo tàn
Dùng Zeolite để xử lý tảo tàn

Hậu quả chất lượng nước kém: Khi chất lượng nước suy thoái làm giảm khả năng bắt mồi, sức ăn yếu, chậm lớn và dễ bị bệnh. Gây ra các bệnh như mang có màu sắc bất thường, vỏ bẩn, phồng đuôi và phụ bộ tổn thường,…

  • Không thay nước trong thời gian dài.
  • Sau cơn mưa làm tăng độ đục và pH nước cao.
  • Sau thời gian nắng yếu làm giảm cường độ quang hợp của tảo dẫn đến lượng oxy hoa tan thấp.
  • Nền đáy ao xấu.
  • Sau khi phiêu sinh vật bị suy tàn làm oxy hòa tan giảm và có nhiều chất thải phân hủy bởi xác tảo.

Quản lý sự cân bằng và ổn định các yếu tố thủy lý hóa

Nếu ta quản lý ổn định hệ tảo, vi sinh và đáy ao thì các yếu tố như pH, độ kiềm, khí độc (NH3, NO2, H2S) cũng sẽ ổn định theo. Khi thay đổi thời tiết và mất cần bằng sinh học trong ao sẽ làm cho các yếu tố này thay đổi.

Các chỉ tiêu

Khoảng thích hợp

Khoảng chịu đựng

Độ mặn (‰)

15-30

0,5-45

Nhiệt độ

25-32

16-43

pH

7,5-8,5

6-10

Độ kiềm (mg/lít)

80-150

60-200

Oxy hòa tan (mg/lít)

4-7

3-7

NH3 (mg/lít)

< 0,1

< 0,2

H2S (mg/lít)

< 0,01

< 0,03

Bổ sung khoáng chất, dinh dưỡng và vitamin

  • Bổ sung vitamin và khoáng vi lượng.
  • Bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa, giảm ô nhiễm môi trường.
  • Bổ sung chất tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng bệnh.
  • Bổ sung chất tăng cường chức năng gan tụy, phòng bệnh về gan tụy.

Phương pháp quản lý môi trường

  • Nên thay nước khi các yếu tố thủy lý hóa trong ao nằm trong khoảng không thích hợp. Đặc biệt khi pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5.
  • Tăng cường độ sâu mực nước trong ao theo thời gian từ 1,0-1,4 m nhằm ổn định môi trường, tạo độ thông thoáng cho tôm di chuyển trong ao, hạn chế sự phát triển thực vật của đáy ao.
  • Đối với những ao độ kiềm thấp hơn 60 mg/lít nên sử dụng thường xuyên vôi, liều lượng 15-20 kg, 7-10 ngày/lần. Đặc biệt những ngày có mưa, thời tiết thay đổi cần tăng cường sử dụng.
  • Ao có tảo phát triển quá mạnh, pH tăng cao vào buổi chiều nên thay 20-30% nước, dùng mật đường/đường cát để ổn định.
  • Sử dụng vi sinh định kỳ để làm sạch nước, giảm khí độc và ổn định chất lượng nước.

Xem thêm:

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ