Kỹ thuật nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp: Nguyên nhân và điều kiện
  • Đăng vào 11/23/2023 11:50:06 AM

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp: Nguyên nhân và điều kiện

Một số yêu cầu về kỹ thuật nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Việc nuôi tôm ở độ mặn thấp (low salinity water – LSW) hiện nay rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Do khả năng phát triển tốt trong môi trường có độ mặn thấp nên tôm thẻ chân trắng được các nhà nuôi trồng sử dụng trong việc nuôi ở điều kiện độ mặn thấp. Mặc dù có nhiều thành công trong việc nuôi tôm thẻ trong điều kiện độ mặn thấp, nhưng tỷ lệ tăng trưởng và sống sót của tôm có sự biến động khá lớn. Nguyên nhân là do độ mặn không giống nhau ở các vùng nuôi, đàn giống tôm post chưa đủ độ thích nghi, các yếu tố môi trường và sự quản lý ao nuôi. Để có thể nâng cao sự tăng trưởng, sống sót và việc nuôi tôm trong điều kiện nước có độ mặn thấp ngoài việc quan tâm đến sự biến đổi nguồn nước thì chiến lược dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cũng phải được chú trọng.

Xem thêm: Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm

Nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu được nhiều độ mặn khác nhau, khả năng thích nghi thích hợp với độ mặn thấp là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất giống nuôi có khả năng sống tốt trong điều kiện độ mặn thấp.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sự thích nghi thích hợp của tôm post đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tỷ lệ giảm độ mặn, độ mặn cuối cùng, nhiệt độ và tuổi của tôm post là các yếu tố quan trọng cần phải kiểm soát để làm cho tôm thích nghi với độ mặn thấp. Khi tôm đã thích nghi, các nhà nuôi trồng sẽ rất dễ dàng nuôi tôm thẻ trong các điều kiện độ mặn thấp khác nhau.
Mặc dù có nhiều thành công trong việc nuôi tôm thẻ trong điều kiện độ mặn thấp, nhưng tỷ lệ tăng trưởng và sống sót của tôm có sự biến động khá lớn. Nguyên nhân là do độ mặn không giống nhau ở các vùng nuôi, đàn giống tôm post chưa đủ độ thích nghi, các yếu tố môi trường và sự quản lý ao nuôi.
Để có thể nâng cao sự tăng trưởng, sống sót và việc nuôi tôm trong điều kiện nước có độ mặn thấp cần phải đảm bảo 2 chiến lược khác nhau. Chiến lược này bao gồm:

  • Sự biến đổi nguồn nước (water modification) sẽ biến đổi trong môi trường nuôi có độ mặn thấp giúp tôm dễ thích nghi hơn
  • Chiến lược về dinh dưỡng (nutrional strategy) sẽ đề cập đến việc thay đổi khẩu phần ăn cho tôm, bổ sung các chất bổ trợ để giúp điều hòa áp suất thẩm thấu ở nước độ mặn thấp.

Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn, giảm ăn, ăn yếu

Sự biến đổi nguồn nước khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Các nguồn nước độ mặn thấp được sử dụng để nuôi tôm thẻ chân trắng có thể rất khác nhau. Ví dụ, phía tây của bang Alabama, nước độ mặn thấp được lấy từ các tầng nước ngầm có độ mặn thấp và bơm vào ao nuôi. Ở một số nơi như Thái Lan, nguồn nước có độ mặn cao được chuyển từ các vùng nội địa và pha loãng với nước ngọt từ các ao nuôi.
Tại những khu vực khác trên thế giới, nước lợ được lấy từ cửa biển được sử dụng như nguồn nước độ mặn thấp. Vì vậy, nước độ mặn thấp sẽ không giống nhau, có sự khác biệt về các hàm lượng ion ngay cả trong những ao nuôi cùng một trang trại.
Một số người dân nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao có độ mặn thấp trong thời gian đầu dẫn bị tình trạng tử vong cao ở tôm post và juvenile. Những nghiên cứu cho thấy do sự thiếu hụt Kali (K), Magie (Mg) trong nước độ mặn thấp sử dụng cho nuôi.

Xem thêm: 

Vai trò của nồng độ Kali (K) và Magie (Mg) trong sự biến đổi nguồn nước khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Sự điều chỉnh nồng độ K và Mg trong ao giúp nâng cao sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm trong những ao nuôi khác nhau. Sự thiếu hụt K và Mg được điều chỉnh bằng cách bổ sung một số nguồn dưỡng chất chứa K và Mg như Anti Cramp, Sea Miner, Poly Cal. Hàm lượng ion trong các ao có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, nên cần thiết đánh giá hàm lượng ion của ao nuôi mỗi năm trước khi thả giống.

Hàm lượng K và Mg bị mất do bị hấp thụ vào đất, quá trình thu hoạch tôm, quá trình tháo nước khi thu hoạch, rò rỉ hoặc tràn. Do đó, trong suốt quá trình nuôi, những người nuôi cần phải kiểm tra hàm lượng ion một hoặc hai lần trong giai đoạn nuôi để đảm bảo hàm lượng K và Mg được duy trì ở nồng độ đủ cao để cho phép L. vannamei tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Việc sử dụng các nguồn dưỡng chất chứa các nguồn K và Mg đã gia tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm trong nước độ mặn thấp. Các nghiên cứu đã xác định tầm quan trọng của tỷ lệ Na:K trong sự sống và phát triển của L.vannamei trong nước độ mặn thấp.

Trong nước biển, tỷ lệ Na:K xấp xỉ 28:1. Trong những nguồn nước thiếu K, như nước người dân sử dụng nuôi tôm, việc giảm tỷ lệ Na:K (tăng nồng độ K trong nước bằng cách bổ sung các nguồn dưỡng chất) làm tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi trong nước độ mặn thấp. Một số nghiên cứu cũng đã đánh giá việc bổ sung Mg vào nước độ mặn thấp sử dụng cho nuôi tôm. Việc bổ sung Mg và K vào nước độ mặn thấp cho thấy, tôm thẻ post có tỷ lệ sống cao hơn so với tôm nuôi không bổ sung khoáng chất.

Do đó, những người nuôi tôm nên nâng nồng độ Mg trong ao có độ mặn thấp, tối thiểu là 25% so với nồng độ Mg nước biển, điều này tương đương với việc tăng hàm lượng Mg đến 25-50 mg/l , tùy thuộc vào độ mặn và nồng độ ion của các trang trại và ao cụ thể. Và sẽ là lý tưởng nếu hàm lượng Mg trong ao có độ mặn thấp có thể được nâng lên đến 100% hàm lượng Mg trong nước biển.

Quản lý nguồn nước và nồng độ ion hiệu quả
Quản lý nguồn nước và nồng độ ion hiệu quả



Sự biến đổi khẩu phần ăn khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Lợi ích của sự biến đổi khẩu phần ăn khi nuôi tôm tôm thẻ ở độ mặn thấp

Việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng vào khẩu phần ăn có thể cải thiện khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống ở các vùng nước có độ mặn thấp.
Chế độ ăn uống đầy đủ các khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển bình thường và khả năng sống của tôm. Các khoáng chất có vai trò trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, như K, Mg, Natri (Na) và clo (Cl) đã được đề xuất để bổ sung vào chế độ ăn cho tôm thẻ nuôi trong nước có độ mặn thấp. Gong và ctv (2004) đã báo cáo một lợi ích của một chế độ ăn uống bổ sung K, Mg, Na, cholesterol, phospholipid và cung cấp cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong nước có độ mặn thấp ở Arizona.

Vai trò của sự biến đổi khẩu phần ăn khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Sự biến đổi khẩu phần ăn khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp giúp bổ sung các khoáng chất cho tôm, vai trò của các acid amin tự do cũng góp phần điều hòa hấp thụ của tôm và việc bổ sung các acid amin vào khẩu phần ăn đã được chứng minh có khả năng nâng cao năng lực hấp thụ của tôm nuôi ở độ mặn thấp.

Bổ sung khoáng chất

Các nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung một số acid amin tự do như betaine, arginine threonine, … vào khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng cũng đã được báo cáo. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm chứa acid amin Forte, Speed growth, Vivax cũng góp phần giúp tôm thích nghi với nước có độ mặn thấp.

Bổ sung cholesterol

Thêm vào đó, phospholipid và cholesterol đều rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của loài giáp xác. Chế độ ăn thiếu hụt cholesterol có thể dẫn đến tử vong ở động vật giáp xác.
Cholesterol đóng vai trò như một tiền chất quan trọng của steroid và hormone gây lột xác đồng thời các phospholipid có liên quan đến chức năng màng của mang, sự chuyển hóa lipid, và sự kết hợp với cholesterol trong protein máu. Do chúng được cố định và lưu trữ trong lipid, nên việc cung cấp nhiều hơn so với chế độ ăn uống là một giải pháp tiềm năng để thúc đẩy sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm trong nước có độ mặn thấp.

Bổ sung các acid béo

Sự bổ sung vào khẩu phần ăn các acid béo không bão hòa cao và/hoặc thay đổi tỷ lệ n3/n6 của chế độ ăn được xem là một giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm nuôi trong nước có độ mặn thấp.
Điều này đã được chứng minh đối với HUFA, là tác nhân ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu ở tôm post và tôm juvenile. Tôm được cho ăn HUFA cao ở nồng độ cao đã chứng minh khả năng chịu được độ mặn có khả năng gây chết.
Kết quả này là do sự thay đổi thành phần acid béo ở mang và diện tích bề mặt mang lớn hơn nên ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu. Palacios và ctv (2004) đã nhận thấy có sự tăng tỷ lệ sống của tôm post được cho ăn với khẩu phần có bổ sung EPA và DHA khi gây stress.

Bổ sung carbohydrate và astaxanthin

Những sự bổ sung các thành phần khác vào khẩu phần ăn đã được thử nghiệm để cải thiện sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi trong nước có độ mặn thấp bao gồm khẩu phần ăn bổ sung carbohydrate và astaxanthin. Tăng hàm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn giúp cho tôm bù lại năng lượng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu trong nước có độ mặn thấp. Wang, Ma, Dong, and Cao (2004) đã đánh giá ảnh hưởng của chế độ cung cấp carbohydrate tại một loạt các độ mặn thấp và nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của tôm ở độ mặn thấp được cho ăn khẩu phần cung cấp carbohydrate cao hơn sẽ cao hơn.
Với khẩu phần ăn bổ sung astaxanthin, một sắc tố carotenoid, đã được đề xuất là một liệu pháp hiệu quả nhằm làm giảm stress ở tôm. Flores, Diaz, Medina, Re và Licea (2007) đã báo cáo rằng astaxanthin với liều lượng 80 mg/kg giúp nâng cao hệ số tăng trưởng hằng ngày cũng như nồng độ glucose, lactate, và haemocyanin so với chế độ ăn khác được thử nghiệm trong nghiên cứu 6 tuần tiến hành trong nước có độ mặn thấp (3 ppt).

Quản lý khẩu phần ăn và dinh dưỡng hiệu quả
Quản lý khẩu phần ăn và dinh dưỡng hiệu quả

Kết luận nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Từ các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng để tôm thẻ có thể thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện độ mặn thấp. Ở điều kiện độ mặn thấp sẽ hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, điển hình là nhóm Vibrio sp.
Tuy nhiên, để tôm thẻ có thể sinh trưởng và phát triển bình thường, cần phải có những sự điều chỉnh hợp lý trong đó quan trọng nhất điều chỉnh chất lượng nguồn nước thông qua bổ sung các hàm lượng ion trong nước, nhất là K và Mg.
Đồng thời, phải có sự điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung K và Mg vào khẩu phần, các acid béo không bão hòa, tăng lượng carbohydrate … Chính những điều này sẽ giúp cho tôm thẻ thích nghi tốt hơn với điều kiện độ mặn thấp.

PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
ThS. Phạm Minh Nhựt - Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh Học Trường Đại học Công nghệ tp.HCM

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ