Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng 2 giai đoạn
  • Đăng vào 21/11/2023 3:44:12 CH

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng 2 giai đoạn

Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng

Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng đã phát huy được những ưu điểm nổi bật của mô hình này nhất là khi ngành tôm nuôi đang ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nắm bắt kỹ thuật và chuyển đổi hình thức nuôi thích hợp giúp mang lại tính hiệu quả bền vững và lâu dài cho người nuôi.


Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng

Kiểm soát nguồn nước và dịch bệnh

 

Nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất là kiểm soát được nguồn nước và dịch bệnh. Việc nuôi tôm trong bể xi măng được xây dựng theo từng ô riêng biệt cùng với hệ thống lọc nước giúp người nuôi kiểm soát được nguồn nước đưa vào bể, lại không chịu tác động của môi trường nước bên ngoài, nên hạn chế tối đa được các loại dịch bệnh trên tôm.
 
Trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh, vì các bể nuôi được xây dựng theo từng ô riêng biệt, nên người nuôi cũng dễ dàng xử lý và khoanh vùng. Do đó khắc phục được tình trạng tôm chết hàng loạt, giúp người nuôi giảm tối đa tổn thất so với việc nuôi ngoài ao, đầm.

Xem thêm: Biện pháp quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Chủ động thời vụ nuôi tôm, ít tốn công lao động

 

Nếu nuôi tôm theo phương thức quảng canh hoặc nuôi công nghiệp trong ao, đầm phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thì việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng lại giúp người nuôi hoàn toàn chủ động được điều kiện và thời vụ nuôi. Hơn nữa, khi thu hoạch chỉ cần mở van để tháo cạn nước rồi đặt túi lưới là có thể thu toàn bộ số tôm, nên vừa không bị thất thoát lại tiết kiệm được công lao động. Đáng nói, mô hình này không yêu cầu phải có diện tích lớn, nên có thể nhân rộng và phát triển tốt theo hình thức nuôi hộ gia đình, phù hợp với đặc điểm mật độ dân số đông, diện tích đất hạn chế.

2 giai đoạn nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng

Giai đoạn 1 nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng

 

Để chăm sóc và sàng lọc được con giống tốt, khỏe mạnh người nuôi sử dụng ao ương riêng có diện tích nhỏ phù hợp với mật độ ương. Để chăm sóc đặc biệt tăng tỷ lệ sống con giống, tạo bước chạy đà tốt nhất cho sự phát triển của tôm.

Ở giai đoạn này, từ lúc thả tôm đến khi tôm được khoảng 30 ngày tuổi được nuôi trong bể xi măng có mái che kín diện tích 100 m2/bể. Để giảm thiểu các tác động từ thời tiết đến tôm nuôi, đồng thời giúp dễ dàng quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến tôm nuôi, tôm được thả nuôi với mật độ 1.000 con/m2 để tận dụng được tối đa mặt nước ao, khi tôm đạt kích cỡ 900 - 1.000 con/kg thì sẽ đưa sang giai đoạn 2.

Khi sang tôm cần kiểm tra sức khỏe tôm kỹ càng, tôm khỏe mạnh, không đang trong chu kỳ lột xác, vỏ chắc khỏe, tôm không bị cong, đục thân khi nhấc sàng ăn lên... Nếu tôm yếu không nên san bằng thủ công như chài, kéo lưới... tốt nhất nên dưỡng tôm thêm vài ngày, bổ sung thêm khoáng, beta glucan, Vitamin C giúp tôm khỏe lên rồi mới tiến hành sang tôm.

Giai đoạn 2 nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng

 

  • Theo dõi khi nuôi tôm được khoảng 30 ngày tuổi tiến hành kéo để thả vào bể xi măng nổi ngoài trời với bể có diện tích 1000 m2 và 2 bể có diện tích 500 m2 cho đến khi thu hoạch.
  • Chú ý thả nuôi với mật độ 60 con/m2, sau 65 - 67 ngày thả nuôi 3 bể đã đạt năng suất 10 tấn/ha, kích cỡ tôm nuôi sẽ đạt khoảng 55 con/kg.
  • Đối với những bể xi măng mật độ thả nuôi 150 con/m2, sau 65 - 67 ngày, tôm nuôi sẽ đạt kích cỡ khoảng từ 50 - 55 con/kg, năng suất tôm đạt 15 tấn/ha.
  • Với bể thả có mật độ 200 con/m2 tôm nuôi sẽ phát triển bình thường đến 45 ngày tuổi. Sau 45 ngày tuổi có thể thu hoạch tôm.
Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng

Quản lý, chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng

 

  • Cho ăn: Thức ăn được sử dụng đảm bảo chất lượng. Hàng ngày, theo dõi hoạt động ăn của tôm, khả năng bắt mồi, điều kiện môi trường để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
  • Định kỳ bổ sung các khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm, giảm 20 - 30% lượng thức ăn hàng ngày.
  • Cho tôm ăn từ 4 cữ/ngày, theo nguyên tắc “ngày nhiều, đêm ít” với tỷ lệ 6:4. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, tôm đang lột xác... giảm lượng thức ăn 30 - 50% lượng thức ăn hằng ngày.
  • Quản lý môi trường: Các chỉ tiêu môi trường đảm bảo được duy trì ổn định. Nhiệt độ, pH được xác định ngày 2 lần, độ kiềm, độ mặn được đo ngày 1 lần, khí độc (NH3), ôxy hòa tan đo 1 tuần/lần.
  • Định kỳ xử lý hóa chất, xiphong thay nước và quan sát thường xuyên hoạt động của tôm nuôi, môi trường để có những xử lý kịp thời.

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

Nguồn: Contom

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ