Sử dụng vôi trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay đã trở thành một phương pháp phổ biến để cải thiện độ pH và kiềm trong ao. Không chỉ có tác dụng kiểm soát sự thay đổi pH và kiềm, vôi còn mang lại nhiều lợi ích khác như khử trùng đáy ao và nước, giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại và ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh tật. Bón vôi không chỉ giúp xử lý đáy ao mà còn đảm bảo ổn định môi trường sống cho thủy sản, ngăn chặn sự thay đổi độ pH trên diện rộng, và cung cấp canxi và magiê, những chất quan trọng đối với sức khỏe và sinh lý của động vật nuôi.
Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị ao nuôi tôm
Vôi tôi, hay còn được biết đến với tên gọi khoa học là canxi hydroxit, là một khoáng chất quan trọng tồn tại dưới dạng tinh thể không màu hoặc bột trắng. Khi vôi tôi hòa tan trong nước, nó tạo thành dung dịch canxi hydroxit, mang lại nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Ứng dụng của vôi tôi lan tỏa rộng rãi, đặc biệt là trong các ngành xử lý nước, tẩy rửa, xây dựng và sản xuất phân bón. Có hai dạng chính của vôi tôi:
Vôi là một khoáng chất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Được biết đến với khả năng cải thiện độ pH và kiềm của đất, vôi giúp tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của cây trồng và động vật nuôi. Ngoài ra, vôi còn có khả năng khử trùng đất và nước, ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn có hại. Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được sử dụng rộng rãi để cải tạo ao trong nuôi trồng thủy sản.
Xem thêm: Quy trình lấy nước vào ao nuôi tôm sú
Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến tôm trong việc hình thành và tái tạo vỏ. Tuy nhiên, cũng phải sử dụng vôi đúng cách, tránh gây tác hại cho môi trường ao nuôi và tôm nuôi.
Xem thêm: Các biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm
Vôi nông nghiệp cũng chứa Canxi Carbonate và Magie Carbonate. Vôi càng mịn thì khả năng hòa tan trong nước càng tốt và càng nhanh. Giá trị cợ hạt càng mịn càng có tác dụng nâng Kiềm và pH tốt và cỡ hạt là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vôi. Vôi được đánh giá độ mịn đạt 100% khi cỡ hạt lọt lưới 140 µm. Vôi có độ mịn hạt 80% chỉ hòa tan 80% và tương tự nếu độ mịn hạt 100% sẽ hòa tan 100%.
Giá trị trung hòa là năng lực trung hòa axít của một mẫu vôi so với mẫu Canxin Carbonate tiêu chuẩn nguyên chất. Ví dụ một mẫu vôi có giá trị trung hòa là 85% nghĩa là nó có khả năng trung hòa 85% lượng axít tương đương khi so với mẫu vôi Canxin Carbonate nguyên chất có giá trị trung hòa 100%. Thông thường vôi nông nghiệp thuộc nhóm Dolomite có giá trị trung hòa cực đại đạt 109%, tuy nhiên cũng không lợi ích gì hơn khi dùng Dolomite với giá thành cao hơn so với vôi nông nghiệp có giá trị trung hòa 100%.
Xem thêm: Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm
Đá vôi chứa chủ yếu Canxi Carbonate gọi là đá vôi canxitic (Calcitic limestone). Phân loại đá vôi tùy thuộc vào hàm lượng Canxi carbonate và Magie Carbonate.
Xem thêm: Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm
>>>>>Lưu ý: Vôi nên được rải đều trên mặt đáy ao để khử trùng giữa các vụ nuôi hoặc rải đều trên mặt nước ao để cải thiện chất lượng nước. Vôi sẽ phản ứng kết tủa của Phosphorous khi bắt đầu bón vì vậy ít nhất 1 tuần không nên dùng phân bón gây màu ngay sau khi bón vôi.
Đá vôi nông nghiệp có giá trị trung hòa 85% có thể bón ở tỉ lệ 1.176 Kg cho 1 ha (tương đương 1.000 Kg Canxi Carbonate cho 1 ha). Ngoài ra, tỉ lệ vôi bón cho ao còn phụ thuộc vào độ mịn hạt của vôi. Ví dụ nếu vôi có giá trị trung hòa là 85% nhưng độ mịn hạt chỉ đạt 80% thì lúc đó thay vì bón 1.176 Kg/ha chúng ta phải bón 1.470 Kg/ha.
(Khoáng canxi cao cấp từ Omya Thụy Sỹ (Quick -pro, pHast-pro, Turn-pro) được phân phối bởi SITTO Việt Nam là sản phẩm có độ mịn cao, chất lượng tốt giúp cải tảo hiệu quả, sử dụng ít tác dụng cao)
Vôi có giá trị trung hòa cao hơn đá vôi nông nghiệp cho nên ngay cả tỉ lệ bón thấp hơn thì vôi có khả năng nâng pH lên 12 hoặc hơn trong khi đá vôi chỉ có thể nâng pH lên tối đa là 8,5. Trong trường hợp xử lý đáy ao cần bón vôi để nâng pH lên giá trị 12 hoặc cao hơn để tiêu diệt tất cả các mầm bệnh.
Tất cả các loại vôi khi bón vào nước đều gia tăng pH trong đất và nước ao, chúng cũng phản ứng với khí Carbonic đề phóng thích Canxi và Magie và thành lập Bicarbonate vì vậy chúng đều có tác dụng tăng Kiềm tổng và độ cứng của nước.
Vôi cần phải rải đều hạt mịn trên bề mặt đáy ao giữa các vụ nuôi cũng như trên bề mặt nước ao. Vôi sẽ phản ứng kết tủa của Phosphorous khi bắt đầu bón vì vậy ít nhất 1 tuần không nên dùng phân bón gây màu ngay sau khi bón vôi.
Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm
Tổng độ kiềm là tổng hợp của các bazơ chuẩn có trong nước, chủ yếu là bicarbonate, carbonate và hydroxide, trong đó bicarbonate và carbonate là hai thành phần quan trọng nhất.
Ngược lại, độ cứng của nước là nồng độ tổng thể của các muối hóa trị 2 như canxi, magiê, sắt, vv. Tuy nhiên, không thể xác định được nguồn gốc cụ thể của độ cứng từ các nguyên tố này. Canxi và magiê thường là những chất phổ biến nhất làm tăng độ cứng của nước. Việc bón vôi có thể tăng cả độ kiềm và độ cứng.
Để xác định liệu cần bón vôi cho ao nuôi hay không, bạn nên kiểm tra tổng độ kiềm trước hết. Thu mẫu nước từ bên dưới mặt nước, đảm bảo mẫu không chứa bùn đáy. Nếu tổng độ kiềm nhỏ hơn 20 mg/L, có thể cân nhắc việc bón vôi. Liều lượng cần thiết sẽ phụ thuộc vào đặc tính hóa học của bùn đáy. Hãy thu mẫu đáy ao và tiến hành phân tích để xác định độ pH của đất và lượng vôi cần bổ sung.
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Duy Hòa dịch
Xem thêm:
Đăng vào 12/25/2023 10:13:54 AM