Ngày nay chất kích thích miễn dịch được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản lẫn trong chăn nuôi gia súc để giảm tỷ lệ chết do bệnh và nâng cao sức sống của vật nuôi.
Xem thêm: Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong bể xi măng
Chất kích thích miễn dịch là các hợp chất hóa học có khả năng hoạt hóa các tế bào bạch cầu làm tăng sức đề kháng của vật nuôi, chống lại các bệnh do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Chất kích thích miễn dịch cũng có tác dụng đối với tế bào ung thư ở người vì khả năng kích thích các tế bào bạch cầu để các tế bào này tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trong quá trình tiến hóa ở động vật, hệ thống miễn dịch phát triển các cơ chế nhận biết các hợp chất hóa học có khả năng nhận biết và tiêu diệt các vi sinh vật và cơ thể sử dụng các chất này như là các dấu hiệu nhận biết các mầm bệnh nhằm chống lại chúng.
Do đó, tác dụng của chất kích thích miễn dịch trong việc phòng bệnh là tạo ra một hàng rào bảo vệ cho vật nuôi và bảo vệ con vật chống lại các tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn, giảm ăn, ăn yếu
Chất kích thích miễn dịch hầu hết là các thành phần của tế bào vi khuẩn, nấm men. Tuy nhiên, cũng có những chất được tổng hợp hoàn toàn nhưng vẫn có chức năng của chất kích thích miễn dịch. Các nhóm chất đó bao gồm:
Xem thêm: Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm
Chất kích thích miễn dịch phải được xác định bằng khả năng kích thích tế bào bạch cầu đối với các động vật thí nghiệm. Điều này rất quan trọng, tuy nhiên hầu hết các thử nghiệm lại chỉ thu được kết quả không khả thi về ảnh hưởng của chất kích thích miễn dịch đối với vật nuôi. Do đó, cần thực hiện thêm nhiều thí nghiệm về tác dụng của chất kích thích miễn dịch trên vật nuôi.
Việc sử dụng các tế bào vi khuẩn (LPS, peptidoglycans, lipopeptide và muramyl peptide) trong sản xuất chất kích thích miễn dịch là rất có tiềm năng sau khi đã thực hiện các kiểm tra in vitro. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể gây viêm và một số khác có thể gây ngộ độc ở nồng độ sử dụng được xem là liều lượng an toàn. LPS làm tăng khả năng sản xuất các phân tử dấu hiệu (cytokines) mà những chất này làm giảm sự thèm ăn và ức chế sự tăng trưởng của vật nuôi. Hơn nữa, trong vách tế bào vi khuẩn có các cấu trúc hóa học vẫn chưa xác định được chính xác đặc điểm hóa học và cách thức hoạt động trên hệ miễn dịch là không chuyên biệt và vẫn còn mập mờ.
β-1,3-glucan được tìm thấy ở tế bào nấm sợi và nấm men, khác so với chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ vi khuẩn về cấu trúc hóa học lẫn phương thức hoạt động. Phương thức hoạt động các sản phẩm chất kích thích miễn dịch từ vi khuẩn có mức độ tương thích cao trong sử dụng và có phổ hoạt động rộng. Trong khi đó β-1,3/1,6-glucan được xác định là có cấu trúc hóa học tương đối chính xác và phương thức hoạt động ở hệ thống miễn dịch là rất chuyên biệt và tác động đến cả cấp độ tế bào lẫn cấp độ phân tử. Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng: β-1,3-glucan cũng có hoạt tính khi trộn chung với thức ăn, nên nó cũng được sử dụng trong một số sản phẩm nhằm nâng cao sự hấp thu chất dinh dưỡng và sự tăng trưởng của động vật như ở thuốc cho nhân y và thú y, mỹ phẩm và một số loại khác. Các peptide và các acid nucleic kích thích miễm dịch đã được thương mại hóa trong những năm gần đây trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ về cách thức hoạt động và hiệu quả.
Xem thêm:
Chất kích thích thích miễn dịch có khả năng nâng cao sức sống của động vật bao gồm cả tôm, cá trong nuôi trồng thủy sản và được sử dụng khi
Chất kích thích miễn dịch khi kết hợp với kháng sinh sẽ làm tăng khả năng trị bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, chất kích thích miễn dịch là một tác nhân phòng bệnh, được sử dụng như một tác nhân để tạo ra một hàng rào phòng vệ nên hạn chế khả năng bị nhiễm bệnh. Nếu sử dụng ở giai đoạn bệnh đang trầm trọng, chất kích thích miễn dịch có thể trở thành một tác nhân gây nhiễm bệnh trên vật nuôi, làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm.
Xem thêm: Quản lý môi trường ao nuôi tôm
Ngày nay chất kích thích miễn dịch được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản lẫn trong chăn nuôi gia súc để giảm tỷ lệ chết do bệnh và nâng cao sức sống của vật nuôi. Chất kích thích miễn dịch có một số lợi ích như sau:
Các bệnh cơ hội chỉ phát bệnh thành bệnh và gây chết vật nuôi khi vật nuôi bị yếu hoặc bị stress, có thể do điều kiện môi trường. Các vi sinh vật đó vẫn tồn tại trong cơ thể vật chủ với số lượng thấp.
Chất kích thích miễn dịch có thể nâng cao cơ chế phòng vệ để tiêu diệt các vi sinh vật cơ hội, nâng cao sức sống, tăng trưởng, giảm tỷ lệ chết qua các giai đoạn tăng trưởng.
Xem thêm: Phòng trị bệnh phân trắng trên tôm
Việc tăng vaccine để phòng các bệnh do virus tốn quá nhiều thời gian và khá đắc tiền và không khả thi trong việc kháng lại khá nhiều loại virus đã và đang gây bệnh trên rất nhiều loại vật chủ khác nhau.
Do đó, phương pháp giảm thiệt hại do virus gây ra là kết hợp giữa hệ thống chăn nuôi tốt và thức ăn tốt kết hợp với việc sử dụng chất kích thích miễn dịch để nâng cao khả năng đề kháng của vật nuôi đối với bệnh.
Xem thêm: Bệnh tôm còi (tôm không lớn)
Tôm và động vật không xương sống có hệ thống miễn dịch ít phát triển hơn cá và dộng vật máu nóng, chúng thiếu các tế bào bạch hầu chuyên biệt liên quan đến việc sản xuất kháng thể và khả năng nhớ (lymphocytes).
Tôm dựa vào hệ thống miễn dịch không chuyên biệt để chống lại các tác nhân gây bệnh. Chất kích thích miễn dịch kích thích quá trình này làm khả năng kháng bệnh của tôm sẽ cao hơn. Do đó, chất kích thích miễn dịch là một công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.
Xem thêm: Giải pháp phòng bệnh do vi bào tử trùng EHP gây ra trên tôm nước lợ
Cá bột rất mẫn cảm với sự nhiễm bệnh của vi sinh vật va tỷ lệ chết trong giai đoạn này rất cao do các bệnh cơ hội. Cá con không có hệ thống miễn dịch chuyên biệt mà chỉ dựa vào cơ chế phòng vệ tế bào không chuyên biệt để chống lại các tác nhân nhiễm bệnh do vi sinh vật. Việc sử dụng chất kích thích miễn dịch để giảm tỷ lệ chết ở cá bột và cá con là một ứng dụng rất quan trọng.
Điều này chứng minh rằng chất kích thích miễn dịch hoạt động khi phối hợp với kháng sinh để ngăn chận các tác nhân nhiễm bệnh trên người và ở cả tôm, cá.
Có một nền tảng sinh học cho sự phối hợp này; đó là sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị giảm bởi các tác nhân kháng khuẩn trong khi cơ chế kháng khuẩn của chính bản thân sinh vật đã được kích thích. Do đó, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch và tác nhân kháng khuẩn ngăn cản sự phát triển của bệnh giai đoạn sớm và sự bùng nổ của dịch bệnh.
Sự phát triển của ký sinh trùng gắn lên da và màng nhầy bị kìm hãm bởi các nhân tố bổ sung, enzyme và chất kìm hãm enzyme. Vũ khí phòng vệ này được tạo ra bởi các tế bào chuyên biệt trong các mô bề mặt. Chất kích thích miễn dịch như β-1,3/1,6-glucan kích thích các tế bào này và nhờ đó sự phòng vệ chống lại các parasites trên bề mặt.
Xem thêm: Phương pháp phòng và trị bệnh EMS trên tôm
Chất kích thích miễn dịch được sử dụng như một cơ chất bổ trợ cho vaccine để hoạt hóa các đại thực bào (macrophages) và kích thích các tế bào sản xuất nhiều các phân tử nhận biết (cytokine) đã hoạt hóa lymphocytes (tế bào B ở động vật máu nóng) để sản xuất các kháng thể chuyên biệt.
Đó là một phát hiện quan trọng β-1,3/1,6-glucan giúp rất nhiều trong quá trình nâng cao khả năng sản xuất kháng thể, không chỉ được tiêm vào cùng vaccine mà còn được cung cấp bằng cách cho ăn.
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Xem thêm:
Đăng vào 21/12/2023 11:39:21 SA