Những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm đã và đang là nỗi lo của cả người nuôi và ngành nông nghiệp. Những diễn biến thời tiết, dịch bệnh và cách phòng trị theo hệ thống an toàn sinh học rất được bà con nông dân nuôi tôm quan tâm.
Xem thêm:
Có nhiều nguyên nhân làm cho tiến độ thả nuôi tôm nước lợ chậm hơn mọi năm. Trước tiên có thể thấy là do ảnh hưởng từ thiệt hại của những vụ nuôi trước nên phần lớn hộ nuôi cẩn thận hơn, theo dõi kỹ hơn về yếu tố thời tiết, môi trường, con giống và luôn thăm dò diễn biến dịch bệnh trước khi quyết định thời điểm thả nuôi.
Việc tiếp cận vốn vay ngân hàng khó khăn và sự đầu tư ứng trước của các đại lý tôm giống, thức ăn... gặp nhiều khó khăn, khiến cho người nuôi thiếu vốn đầu tư. Thiệt hại ở những vụ nuôi trước đã làm cho nhiều hộ nuôi không còn đủ vốn để tái đầu tư cho vụ này.
Phải nói rằng, sau những khó khăn gặp phải người nuôi đã có sự chuẩn bị sớm và rất kỹ. Ý thức chấp hành lịch thời vụ cũng như quy trình sản xuất của người nuôi khá cao. Tuy nhiên, ngay từ đầu vụ, do thời tiết, môi trường không ổn định, cùng với một số hộ thả nuôi trước lịch thời vụ đã làm cho tình hình dịch bệnh phát sinh và gây thiệt hại tại các vùng nuôi của các tỉnh. Tuy nhiên, dịch bệnh chỉ xảy ra và gây thiệt hại cục bộ tại một số vùng chứ không lây lan trên diện rộng.
Với những diễn biến thời tiết, môi trường từ đầu năm đến nay thì sự xuất hiện của bệnh đốm trắng, đầu vàng cao là không có gì bất thường. Việc gia tăng bệnh đốm trắng ngay đầu vụ một phần còn do không sử dụng thuốc diệt giáp xác (để hạn chế tồn dư hóa chất độc hại) nên việc xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi chưa triệt để.
Theo kết quả thu mẫu, xét nghiệm của cơ quan vừa qua cho thấy, tỷ lệ tôm chết do bệnh đốm trắng, đầu vàng chiếm trên 50% và số còn lại là do “Hội chứng suy thoái hoại tử gan tụy cấp tính” gây nên.
Khi thời tiết bước vào mùa mưa, nền nhiệt độ giảm, biên độ nhiệt độ không còn cao sẽ thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Do đó, người nuôi không được phép chủ quan mà phải hết sức thận trọng trước những biến đổi của thời tiết, môi trường và dịch bệnh. Hiện nay, ngoài hóa chất Cypermethrine, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tác nhân chính gây nên hội chứng suy thoái hoại tử gan cấp tính, nên việc tuân thủ quy trình được khuyến cáo là cần thiết. Người nuôi nên phòng bệnh tổng hợp bằng hệ thống an toàn sinh học.
Mùa mưa đã bắt đầu, bà con nuôi tôm cần tăng cường quản lý ao nuôi theo khuyến cáo của các chuyên gia Thái Lan để giữ các yếu tố môi trường nuôi như: pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn... được ổn định.
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Xem thêm:
Đăng vào 11/27/2023 4:08:53 PM