Khoáng chất đa vi lượng cần thiết trong nuôi tôm
  • Đăng vào 3/12/2024 12:02:44 PM

Khoáng chất đa vi lượng cần thiết trong nuôi tôm

Khoáng chất đa vi lượng cần thiết trong nuôi tôm

Khoáng là tên gọi tắt của một nhóm các chất cần thiết cho tôm, nếu thiếu khoáng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tôm nuôi. Khoáng chất thiết yếu cho tôm được chia làm 2 loại, khoáng đa lượng và vi lượng: Khoáng đa lượng thì được đưa vào cơ thể với số lượng lớn hơn. Khoáng vi lượng là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ, cơ thể cần được cung cấp đều đặn các khoáng chất này để hoạt động khỏe mạnh.

Khoáng đa lượng

Khoáng vi lượng

Dạng cations

Dạng anions

Calcium (Ca), Magnesium (Mg), Sodium (Na), Potassium (K)

Phosphorus (P), Chlorine (Cl), Sulphur (S)

Iron (Fe), Zinc (Zn), Manganese (Mn), Copper (Cu), Iodine (I), Cobalt (Co), Nickel (Ni), Fluorine (F), Vanadium (V), Chromium (Cr), Molybdenum (Mo), Selenium (Se), Tin (Sn), Silicon (Si)

 

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Trong đó, các chất khoáng được xem là rất cần thiết cho tôm nuôi gồm: Ca, Mg, K, P, Fe, Cu, Zn,… và mỗi chất khoáng khác nhau sẽ có vai trò khác nhau:

 

Các chất khoáng rất cần thiết cho tôm nuôi
Các chất khoáng rất cần thiết cho tôm nuôi

Canxi (Ca)

Thành phần thiết yếu của mô cơ và vỏ. Ca tham gia vào quá trình đông máu, kích thích một số enzymes, dẫn truyền xung thần kinh. Kết hợp với phospho lipid để điều chỉnh thẩm thấu cho tế bào. Tôm hấp thu được qua đường tiêu hóa, mang, vỏ.

Phospho (P)

Là thành phần thiết tạo thành vỏ, đóng vai trò trung tâm trong chuyển hóa năng lượng và tế bào. Tham gia vào thành phần các chất quan trọng của phospho lipid, phospho protein, ATP, creatin phosphate và những enzymes quan trong khác. Phospho có thể được hấp thu qua mang, vỏ nhưng chủ yếu được hấp thu qua đường ăn.

Magiê (Mg)

Thành phần thiết yếu tạo thành vỏ tôm, là chất xúc tác trong các phản ứng quan trọng hoạt hóa enzyme. Đóng vai trò kích thích cơ và thần kinh, tham gia quan trọng trong chuyển hóa đường, đạm, chất béo. Tôm hấp thu Mg từ môi trường nước.

Xem thêm: Ứng dụng của dịch chiết từ cây Neem và khoáng vi lượng trong nuôi trồng thủy sản

Natri (Na), Clorua (Cl), Kali (K):

Các chất khoáng như Na, Cl và K tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme trong tế bào và chuyển hóa nước. Na có chức năng trong dẫn truyền chuyển động thần kinh. K có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, do đó khi thiếu K tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, thậm chí là chết hàng loạt. K, Na, Cl dễ dàng hấp thụ qua mang, đường tiêu hóa.

Lưu huỳnh (S)

Là một thành phần thiết yếu cấu tạo nên vỏ, cũng là thành phần tạo nên một số axit amin quan trọng, vitamin, hormone insulin cùng các nội tiết tố. S được cho là tham gia vào quá trình giải độc các hợp chất trong cơ thể động vật. S chủ yếu hấp thu qua đường tiêu hóa.

Khoáng vi lượng: Giữ vai trò chính trong chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, là thành phần chính của những enzymes quan trọng trong cơ thể động vật. Chức năng bảo vệ tế bào, chống lại những tổn thương do oxy hóa, khoáng vi lượng chủ yếu hấp thu qua môi trường nước và đường tiêu hóa

Sắt (Fe)

Fe giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm. Fe có thể được bổ sung thông qua đường thức ăn, Fe hữu cơ kém hấp thu hơn Fe vô cơ.

Đồng (Cu)

Là thành phần nhiều enzyme có tính oxy hoá và có vai trò quan trọng trong vận chuyển máu và hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melanin). Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là tốc độ tăng trưởng chậm. 

Kẽm (Zn) 

Zn là chất xúc tác phản ứng hydrat hoá, làm tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết acid trong dạ dày. Khi thiếu Zn tôm cá giảm tăng trưởng và giảm sức sinh sản.

Kẽm giúp tăng khả năng vận chuyển CO2. Cũng như Cu, nếu thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhóm khoáng vi lượng giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Là thành tố chính của một số enzyme quan trọng trong cơ thể. Chức năng bảo vệ tế bào, chống lại những tổn thương do oxy hóa.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho tôm nuôi giai đoạn tôm lột xác

 Tóm tắt chức năng của các nguyên tố khoáng đa vi lượng

 

  • Khoáng chất là thành phần thiết yếu của cấu trúc xương như xương và răng, vỏ.

  • Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu, và điều chỉnh sự trao đổi nước và chất trong cơ thể động vật.

  • Khoáng chất đóng vai trò cấu thành cấu trúc của mô.

  • Khoáng chất rất cần thiết cho việc truyền xung thần kinh và cơ.

  • Khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng acid-base của cơ thể, và do đó điều chỉnh độ pH của máu và các chất dịch trong cơ thể.

  • Khoáng chất phục vụ như là thành phần thiết yếu của nhiều enzyme, vitamin, hormones, và sắc tố, hô hấp, hoặc như các chất hoạt hóa trong quá trình trao đổi chất, chất xúc tác và chất kích hoạt enzyme.

Xem thêm: Các biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm

Một số lưu ý khi bổ sung khoáng chất cho tôm

 

  • Đối với tôm khoáng chất góp phần hình thành vỏ, cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng là thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác và hoạt hóa enzyme.

  • Đối với tôm lớp vỏ cutin của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3, với một lượng ít (Mg), (P). Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

  • Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Nếu khoáng dồi dào trong môi trường nước thì việc bổ sung vào khẩu phần ăn là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+, Mg2+ một phần được đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường độ mặn ~4%o thì việc bổ sung 5-10 mgK+/L và 10-20 mgMg2+ /L để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống cao.

  • Trong nước nuôi tôm, tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1, và Mg:Ca là 3,1:1. 

  • Các loài thủy sản có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể, hoặc thông qua bổ sung vào thức ăn, và thay đổi theo sự điều hòa áp suất thẩm thấu và muối. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.

  • Khi nuôi tôm ở những vùng có độ mặn thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường ngoài, kết quả là tôm sẽ lấy nước tự động thông qua mang và ruột. Tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. Môi trường ngoài có thể đáp ứng đủ Na+ và Cl-  của tôm. Trong khi đó, K+ thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm ở độ mặn thấp. Theo nhu cầu về hàm lượng K+ thì việc bổ sung khoảng 1% trong khẩu phần là đủ. Tuy vậy ảnh hưởng của K+ còn chưa rõ ràng và ít được quan tâm trong quá trình nuôi. 

  • Tôm được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì không cần bổ sung (Ca). Trong thức ăn tôm thẻ, lượng (P) sử dụng giao động từ 1-2%. (Ca) có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của (P) do đó tỉ lệ Ca trong khẩu phần không nên vượt quá 2,5%. Trong nước biển thường tồn tại rất cao hàm lượng (Mg) (~1350 mg/l), vì vậy hàm lượng (Mg) thường được bài tiết đối với tôm thẻ, kết quả là hàm lượng (Mg) trong máu luôn thấp hơn trong môi trường ngoài. Do đó tôm thẻ chân trắng có thể không cần yêu cẩu bổ sung (Mg) vào thức ăn. Mặt khác những nguyên liệu phối trộn trong khẩu phần thức ăn tôm rất giàu (Mg), do đó không cần thiết phải bổ sung (Mg) và thức ăn tôm. Na+, Cl-, K+, Ca2+, Mg2+ thường tôm có thể nhận từ nước, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh lý của tôm. Riêng PO43- và SO42- thì phải bổ sung thông qua con đường thức ăn. 


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ