Bệnh đuôi đỏ trên tôm - Hội chứng virus Taura syndrom virus- TSV): Triệu chứng và cách phòng trị
  • Đăng vào 3/12/2024 1:17:59 PM

Bệnh đuôi đỏ trên tôm - Hội chứng virus Taura syndrom virus- TSV): Triệu chứng và cách phòng trị

Bệnh đuôi đỏ - Hội chứng virus Taura (Taura syndrom virus- TSV)

Gây bệnh là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc aixt nhân là ARN, virus hình cầu có 20 mặt, đường kính 30-32nm. Hệ thống gen (genome) là một mạch RNA, chiều dài 10,2kb, cấu trúc capsid có 3 phần (55, 40 và 24 kD) và một đoạn polypeptide phụ (58kD). Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.

Xem thêm: Quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Dấu hiệu bệnh đuôi đỏ trên tôm

 

Giai đoạn cấp tính của bệnh đỏ đuôi ở tôm:

  • Tôm chuyển màu đỏ nhạt, đặc biệt ở phần đuôi.
  • Hoại tử cục bộ: mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm dày lên.
  • Mềm vỏ, rỗng ruột.
  • Tỷ lệ chết cao (40-90%) khi lột xác.

Lưu ý: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh.

 

Giai đoạn mãn tính của bệnh đỏ đuôi ở tôm:

Tôm:

  • Vẫn bắt mồi bình thường.
  • Có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ ở các phần phụ.
  • Xuất hiện nhiều đốm đen trên lớp vỏ kitin (do cơ chế miễn dịch tự nhiên của tôm hoạt động).

Sau vài lần lột xác:

  • Dấu hiệu bệnh lý biến mất.
  • Tôm trở lại bình thường.
  • Tuy nhiên, vẫn mang virus gây bệnh.

Lưu ý: Tôm ở giai đoạn này vẫn có khả năng lây bệnh cho tôm khác.

 

Triệu chứng

Dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh dạng cấp tính đuôi tôm chuyển màu đỏ và bệnh mạn tính có nhiều đốm nhiễm melani do biều bì hoại tử. Tỷ lệ chết xuất hiện liên quan đến quá trình lột vỏ. Tuy nhiên nếu tôm sống lột vỏ được, chúng thường hồi phục sinh trưởng bình thường, mặc dù chúng có nhiễm liên tục virus.

Bệnh TSV có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính được phân biệt rõ. Dấu hiệu lâm sàng thấy rõ nhất, khi tôm L. vannamei bị bệnh ở giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp là yếu lờ đờ (hấp hối), đuôi phồng chuyển màu đỏ và hoại tử, nên ngư dân nuôi tôm ở Ecuador gọi là bệnh “đỏ đuôi” Khi quan sát kỹ ở biểu bì phần đuôi (telson, chân bơi, …) dưới kính hiển vi X10 thấy có dấu hiệu biểu bì hoại tử. Tôm ở giai đoạn cấp tính còn thấy dấu hiệu mềm vỏ, ruột không có thức ăn. Giai đoạn cấp tính ảnh hưởng đến sự lột vỏ của tôm. Nếu tôm lớn > 1 g/con khi bị bệnh chim có thể nhìn thấy tôm hôn mê ở ven bờ hoặc trên tầng mặt ao. Do đó có hàng trăm con chim biển kiếm ăn ở những ao tôm bị bệnh.

Mặc dù bệnh chỉ xảy ra ít ngày, dấu hiệu bệnh của tôm ở giai đoạn chuyển tiếp có thể chẩn đoán được. Trong giai đoạn chuyển tiếp có các đốm đen trên biểu bì, tôm có thể có hoặc không có dấu hiệu phồng đuôi và chuyển màu đỏ.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Dấu hiệu tôm bị bệnh đuôi đỏ
Dấu hiệu tôm bị bệnh đuôi đỏ

Tiếp theo tôm chuyển sang giai đoạn mạn tính, virus ký sinh trong tổ chức lympho. Bệnh TSV có thể lan truyền bệnh theo chiều ngang hoặc có khả năng chuyền bệnh theo chiều đứng.

Bệnh TSV thường nhiễm ở các tổ chức ngoại bì và trung bì. Bệnh TSV nhiễm ở tôm L. vannamei và P. stylirostris có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính. Biểu mô biểu bì hầu hết bị ảnh hưởng ở giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn mạn tính của bệnh chỉ có tổ chức lympho nhiễm virus. Tôm L. vannamei ở giai đoạn cấp tính có tỷ lệ chết cao, hầu hết tôm P. stylirostris bị nhiễm bệnh nhưng chúng có khả năng chống không cho bệnh TSV phát triển.

Tôm bị bệnh đuôi đỏ TSV
Tôm bị bệnh đuôi đỏ TSV

Mô biểu bì hoặc dưới biểu mô các tế bào nhiễm virus bị hoại tử, tế bào chất bắt màu hồng trong có chứa nhân kết đặc hoặc phân mảnh. Đặc điểm quan trọng là tế bào chất của biểu bì chuyển màu hồng hoặc màu xanh nhạt. Điều cần phải phân biệt với bệnh đầu vàng cũng có tế bào chất bắt màu hồng. Tuy nhiên phân biệt bệnh đầu vàng các mô ngoại bì và trung bì có thể vùi và luôn luôn có màu xanh đậm. Bệnh TSV ở những tôm bình phục hoặc bệnh mạn tính, vùng nhiễm melanin tìm thấy địa điểm bình phục và lành lại của tôm bệnh cấp tính.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho tôm nuôi giai đoạn tôm lột xác

Phòng trị

Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung

  • Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
  • Sử dụng thức ăn chất lượng cao, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Bổ sung khoáng chất, vitamin và men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Cho tôm ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ