Bệnh đuôi trắng, hay bệnh cơ trắng gây ra bởi nodavirus, có thể lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn tôm nuôi gồm: ấu trùng, hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành sớm. Ban đầu, vùng bụng của tôm xuất hiện các dải trắng mờ trong suốt sau đó chuyển thành màu trắng sữa hoàn toàn, tôm bị đuôi trắng xuất hiện. Các ngày tiếp theo số lượng tôm bị bệnh này tăng lên cùng với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Sau 6 ngày, tỷ lệ tôm chết đạt 100%. Bệnh đuôi trắng này gây ra những cái chết nghiêm trọng trên diện rộng trong giai đoạn trại giống và ao tôm.
Xem thêm: Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm
Một số nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ thấp và độ mặn thấp là điều kiện dễ dẫn đến việc phát sinh mầm bệnh và tỷ lệ tử vong của tôm nuôi cao.
Chẩn đoán bệnh bằng mô bệnh học
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát mô cơ, mô nội tạng của các con tôm bị đuôi trắng, kết quả cho thấy hoại tử đa ổ và xơ hóa cơ xương của tôm. Ngoài ra, basophilic và thể vùi đã được tìm thấy trong cơ vân, cơ quan bạch huyết và các mô liên kết. Tuy nhiên, mô bệnh học không phải là phương pháp hiệu quả trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến tôm bị đục thân, trắng đuôi như do sự suy giảm chất lượng môi trường nước, sốc môi trường (đột ngột giảm nhiệt độ hoặc độ mặn) quá trình vận chuyển hoặc sang ao, vibrio hay do virus (IMNV, PvNV, MrNV). Do đó, để xác định chính xác tôm bị trắng đuôi do PvNV hay MrNV cần tiến hành các phương pháp chuẩn đoán PCR. Đây được xem là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh do PvNV và MrNV gây ra, do đó người nuôi cần áp dụng nghiêm các biện pháp phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.
Xem thêm:
Đăng vào 13/03/2024 4:57:43 CH