Bệnh TPD là gì? Giải pháp phòng trừ và xử lý bệnh TPD hiệu quả trong nuôi tôm
GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ XỬ LÝ BỆNH TPD HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM
Thời gian gần đây, bệnh TPD đã gây ra tổn thất lớn về kinh tế ngành nuôi tôm mà còn làm giảm dần chất lượng tôm giống, dẫn đến nhiều hệ lụy cho bà con và các trang trại nuôi tôm.
Bệnh TPD là gì?
Bệnh TPD (Translucent Postlarvae Disease) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là một hội chứng gây ra tỷ lệ chết cao ở giai đoạn hậu ấu trùng (postlarvae - PL) thường gặp trong trại giống hoặc các ao nuôi vừa mới thả.
TPD có tốc độ lây lan nhanh chóng, là nỗi lo của nhiều bà con nuôi tôm. Với đặc trưng dạ dày trống, gan tụy nhạt hoặc mất màu trong suốt, có thể nhìn xuyên qua trong nước, tôm chết hơn 90% chỉ sau 24 – 48h phát hiện bệnh nên TPD còn có tên gọi khác là “tôm thủy tinh”.
Nguyên nhân gây bệnh?
Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus được xác định là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh TPD ở tôm. Virus cũng được cho là một trong số các nguyên nhân gây bệnh gây bệnh TPD. Ngoài ra, yếu tố chất lượng nước, chế độ dinh dưỡng kém hoặc mật độ thả nuôi quá cao cũng có thể gây stress, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Cơ thể mờ đục: Tôm bị bệnh TPD thường có cơ thể mờ đục, đường ruột rỗng, không có thức ăn, gan tụy mờ nhạt chuyển dần sang màu trắng hoặc không màu.
Sắc tố giảm: Tôm giống bị nhiễm bệnh sẽ có màu sắc nhợt nhạt, dần chuyển sang trắng và trong suốt.
Giảm hoạt động: Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện lờ đờ, ít di chuyển và bơi lội chậm chạp.
Tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 60 – 90% trong vòng 3 – 5 ngày.
Biện pháp phòng bệnh
Kiểm soát nguồn giống
Lựa chọn tôm giống từ các trại uy tín, kiểm dịch sạch bệnh.
Kiểm tra PCR để loại trừ các tác nhân gây bệnh.
Quan sát tôm giống: bơi lội nhanh, ruột đầy thức ăn, không có dấu hiệu trong suốt.
Quản lý chất lượng nước
Lọc nước kỹ trước khi sử dụng bằng túi lọc để tránh các loài cá tạp, trứng của động vật nhuyễn thể.
Xử lý nước trước khi thả tôm bằng chlorine, TCCA, BKC hoặc thuốc tím.
Duy trì các chỉ tiêu môi trường ổn định:
pH: 7.8 – 8.2
Độ mặn: 10 – 20 ppt
Oxy hòa tan (DO): > 5 mg/L
NH₃, NO₂⁻: ở mức tối thiểu
Thay nước định kỳ (10 – 20% mỗi ngày) để duy trì chất lượng tốt.
Kiểm soát khuẩn: bổ sung vi sinh định kỳ (Bacillus spp., Lactobacillus spp.) để kiểm soát vi khuẩn Vibrio spp. Nếu mật độ vi khuẩn tăng cao có thể dùng Iodine hoặc BKC để kiểm soát khuẩn.
Chế độ dinh dưỡng
Sử dụng thức ăn chất lượng cao, giàu dinh dưỡng.
Bổ sung vitamin C, men vi sinh, khoáng chất giúp tôm tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung thảo dược gan để tăng cường chức năng gan. Không sử dụng kháng sinh bừa bãi để tránh kháng thuốc.
Tránh dư thừa thức ăn để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Mật độ nuôi
Mật độ thích hợp: < 120 con/L đối với giai đoạn PL1 – PL12.
Tăng cường sục khí để đảm bảo oxy hòa tan luôn ở mức cao.
Biện pháp phòng bệnh TPD trên tôm
Giải pháp xử lý
Hiện nay, mặc dù các trại giống thường khuyến cáo xả bỏ tôm khi phát hiện nhiễm bệnh TPD khi mới thả ra ao nuôi, tuy nhiên nhiều bà con nuôi lâu năm vẫn áp dụng những phương pháp điều trị tại chỗ để cứu bầy tôm. Các biện pháp này bao gồm việc vừa phòng vừa trị, đó là chuẩn bị nước thật tốt, chế độ chăm sóc đặc biệt, một khi nhiễm bệnh thì cần phục hồi gan tụy tôm nhanh chóng để tôm vượt qua bệnh.
Ngoài ra, bà con có thể tham khảo các sản phẩm của công ty SITTO VIỆT NAM đã được nhiều bà con sử dụng để phòng và điều trị bệnh hiệu quả bệnh TPD.
Biện pháp phòng bệnh: Định kỳ sử dụng kết hợp sử dụng sản phẩm SITTO LIVER DETOX L (tạt 1 lít/2000 m3, 5 ngày lần) với cho ăn sản phẩm FORTE (5 g/kg thức ăn, 2 cử ngày) cho ăn hằng ngày.
Biện pháp điều trị bệnh: Giảm lượng cho ăn khoảng 30%. Kết hợp sử dụng bộ 3 sản phẩm SITTO LIVER DETOX L (tạt 1 lít/1000 m3, 5 ngày lần), cho ăn sản phẩm VIVAX (5 ml/kg thức ăn, 4 cử ngày) với sản phẩm FORTE (10 g/kg thức ăn, 4 cử ngày), cho ăn liên tục 5 ngày.
Đăng vào 25/03/2025 13:45:47