GIẢI PHÁP CHO HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI
  • Đăng vào 17/12/2024 3:24:09 CH

GIẢI PHÁP CHO HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI

GIẢI PHÁP CHO HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI

Ngành nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, ngoài những yếu tố tác động bên ngoài như biến đổi khí hậu, thời tiết phức tạp, môi trường ô nhiễm, thì cùng với sự bùng phát của các dịch bệnh khó kiểm soát, đã gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi tôm. Một trong những vấn đề nổi bật trong vụ tôm hiện nay là hội chứng phân trắng, bệnh đang ngày càng xuất hiện phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho tất cả các mô hình nuôi, đối với cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

 

Biện pháp phòng và xử lý bệnh phân trắng

Tác nhân gây bệnh

“Hội chứng – syndrome” để nói về biểu hiện phân trắng xảy ra trên tôm nuôi. Là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương quan với nhau về thường với một bệnh cụ thể

  • Trùng hai tế bào (Gregarine) ký sinh trong ruột tôm: Trùng gregarine xuất hiện nhiều trong ruột tôm, lấy chất dinh dưỡng từ tôm và gây tổn thương lớp niêm mạc ruột. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn Vibrio sp. xâm nhập và gây nhiễm trùng cho tôm. Các gregarine cũng làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng của nhung mao, dẫn đến sự phát triển kém của tôm nuôi. Gregarine thường xuất hiện với mật độ cao trong ruột tôm sú bị phân trắng. Tuy nhiên, trong trường hợp tôm thẻ, sự hiện diện của gregarine rất ít khi xảy ra.
  • Thể vermiform: Tác nhân gây hội chứng phân trắng trên tôm thẻ là do sự xuất hiện của các vật thể hình dạng giống giun tròn (veriform). Các thể vermiform này có thể là kết quả của vi nhung mao của ống gan tụy bị bong tróc, biến đổi hình dạng và tập hợp lại thành một khối (aggregated, transformed micro-villi - ATM) giống như giun tròn. Đôi khi, lớp tế bào biểu mô này bao quanh các tế bào gan tụy bị bong tróc, tạo thành hình dạng tương tự nhân của gregarine. Các thể vermiform thường được tìm thấy trong gan tụy và ruột của tôm bị phân trắng. Khi mật độ thể vermiform cao, chúng sẽ hình thành các chuỗi phân màu trắng thải ra ngoài môi trường.
  • Sự phát triển quá mức của tảo độc: Tảo lam xuất hiện với mật độ rất cao trong một số ao nuôi tôm thẻ chân trắng, có thể dẫn đến sự xuất hiện của hội chứng phân trắng. Khi tảo độc phát triển quá mức, chúng làm giảm chất lượng nước và gây hại cho tôm.
  • Hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp: Nếu mưa kéo dài nhiều giờ, làm thay đổi nhiệt độ và pH trong ao, thì hàm lượng oxy hòa tan có thể giảm xuống dưới 3 mg/L. Điều này gây nên tình trạng phân trắng trên tôm nuôi do thiếu oxy, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tôm.
  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn Vibrio sp.: Các nghiên cứu cho thấy, một số tôm bị phân trắng có sự hiện diện nhiều của các vi khuẩn Vibrio sp. như Vibrio fyticus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholerae, gây nhiễm trùng cho tôm và dẫn đến hội chứng phân trắng.

 

Tác nhân gây bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Hội chứng phân trắng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn và kích cỡ tôm nuôi. Tuy nhiên, thường gặp nhất ở tôm thả nuôi trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 ngày sau khi thả nuôi. Phân trắng có thể xuất hiện vào mọi thời điểm trong năm, nhưng thường xảy ra nhiều nhất từ đầu mùa mưa và những tháng cuối năm (tháng 7-12). Các dấu hiệu bệnh:

  • Sợi phân trắng trong ruột tôm: Tôm bệnh có các sợi phân màu trắng trong ruột, và chúng thường được thải ra môi trường ao nuôi. Thỉnh thoảng, phân cũng có màu vàng nhạt nổi trên mặt ao.
  • Tôm giảm ăn: Sau 1-2 ngày phát hiện phân trắng trong ao, tôm sẽ giảm ăn rõ rệt.
  • Tình trạng ruột tôm: Đường ruột tôm có thể bị đứt khúc hoặc trống rỗng, không có thức ăn trong ruột. Ngoài ra, thành ruột tôm có thể có màu vàng nâu và chứa dịch lỏng.
  • Ốp thân và giảm năng suất: Tôm bị ốp thân, dẫn đến giảm năng suất khi thu hoạch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Biện pháp phòng và xử lý bệnh

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng phân trắng là yếu tố quan trọng giúp người nuôi tôm có thể điều trị hiệu quả. Khi tôm bị phân trắng, cần xác định tất cả các yếu tố như môi trường nước, vi khuẩn có mặt trong ao, sự hiện diện của trùng hai tế bào (Gregarine) và thể vermiform. Từ đó sẽ giúp đưa ra các giải pháp hợp lý để cải thiện tình trạng phân trắng và giảm thiệt hại cho người nuôi.

Để phòng ngừa và điều trị hội chứng phân trắng trên tôm, các biện pháp sau có thể được áp dụng:

  • Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả giống. Cần loại bỏ mùn bã hữu cơ và vật chủ trung gian (đối với ao đất). Nước cấp vào cần dùng hóa chất để diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng và sạch bệnh.
  • Thả tôm với mật độ thích hợp để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm nuôi.
  • Quản lý việc cho tôm ăn: Tránh dư thừa thức ăn, vì điều này có thể làm ô nhiễm môi trường nước trong ao, tạo điều kiện cho tảo lam phát triển.
  • Định kỳ diệt khuẩn diệt khuẩn nước ao, xổ nội ký sinh trùng: 5-7 ngày/lần.
  • Cung cấp đủ oxy cho ao nuôi: Kiểm tra và đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao luôn lớn hơn 3 mg/L.
  • Sử dụng men vi sinh: Các men vi sinh như Bacillus sp., Rhodopseudomonas sp., Saccharomyces sp. giúp duy trì chất lượng nước trong ao nuôi và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho tôm, đồng thời giảm sự phát triển của tảo.
  • Bổ sung men vi sinh vào thức ăn: Ngoài việc duy trì chất lượng nước, việc bổ sung men vi sinh vào thức ăn giúp phát triển vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế ký sinh trùng và vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng kháng sinh đúng cách: Nếu cần thiết, sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, nhưng cần kiểm tra và đảm bảo sử dụng đúng liệu trình 5-7 ngày. Sau đó, bổ sung men vi sinh để phục hồi lại hệ vi sinh vật có lợi trong ruột tôm.

Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả giống


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ