Các biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm
  • Đăng vào 11/23/2023 4:55:58 PM

Các biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm

Các biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm

Từ lâu nhóm vi khuẩn Vibrio được biết đến là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh trên tôm. Việc tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu rủi ro của các bệnh liên quan đến vi khuẩn Vibrio là rất cần thiết.

Vibrios trong ao nuôi tôm

  • Vi khuẩn Vibrio là nhóm vi khuẩn yếm khí không bắt buộc, thuộc gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 - 0,5 x 1,4 - 2,6 μm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở đầu.
  • Vibrio sinh sống, phát triển tốt trong môi trường kiềm và mặn, tồn tại trong nước biển và cửa sông. Thường gây bệnh cho các động vật nước mặn và nước lợ như tôm, cá, ốc, sò... Vibrio chết ở 65oC sau 10 phút và không nhân lên được khi nhiệt độ dưới 15oC.
  • Vibrio là nhóm vi khuẩn cơ hội, khi tôm sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng. Tôm suy yếu không có sức đề kháng, Vibrio spp. sẽ tấn công gây bệnh.
  • Vibrio có khả năng kháng lại các loại chất kháng sinh nên ao nuôi khi bị nhiễm Vibrio khó có thể kiểm soát được bằng kháng sinh. Trong khi đó, chúng có khả năng gắn chặt vào bề mặt dạ dày của tôm nuôi. Vibrio sau đó sẽ hình thành các màng bao sinh học chắc chắn trên thành dạ dày.
  • Chúng sẽ nhân lên, màng bao có tác dụng bảo vệ vi khuẩn khỏi tác động của các loại kháng sinh, chất khử trùng, các chất chiết xuất từ thảo dược...Vibrio còn có khả năng ký sinh vào các loài giáp xác khác trong ao, vì thế chúng sẽ gây thiệt hại trong những lần thả nuôi tiếp theo.
Vibrios trong ao nuôi tôm
Vibrios trong ao nuôi tôm

Triệu chứng ao nuôi tôm nhiễm Vibrios

Đối với tôm, Vibrio spp gây bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin. V.parahaemolyticus gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm sú. V. alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú. V.parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus, V. anguillarum... gây bệnh đỏ thân ở tôm sú thịt, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) hay còn gọi là bệnh chết sớm, một trong những nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm... Tôm bị bệnh do Vibrio gây ra thường có các biểu hiện:

  • Tôm ở trạng thái không bình thường: Nổi đầu, tấp mé bờ, tôm kéo đàn, bơi lờ đờ.
  • Vỏ tôm có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh, vỏ bị mềm và xuất hiện các vết thương hoại tử, ăn mòn trên vỏ và các phần phụ.
  • Tôm ăn kém hoặc bỏ ăn, ruột ít hoặc không có thức ăn.
  • Nếu tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp thì tôm bệnh sẽ rớt đáy rất nhanh. Gan tụy tôm sưng nhũn, nhạt màu. Có trường hợp gan teo hoặc bị chai sạn và sậm màu.
Triệu chứng ao nuôi tôm nhiễm Vibrios
Triệu chứng ao nuôi tôm nhiễm Vibrios

 
Biện pháp kiểm soát Vibrios trong ao nuôi tôm

  • Sử dụng hậu ấu trùng SPF hiệu quả cao
  • Việc lựa chọn di truyền và trại giống tôm post (PL) nên được ưu tiên hàng đầu. PL từ các trại giống có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh phổ biến trong trại.
  • Để ngăn chặn điều này, hãy sử dụng PL sạch bệnh (SPF) cụ thể từ các trại giống được chứng nhận để đảm bảo an toàn và chất lượng.

 

Thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học

Trong trường hợp các bệnh liên quan đến Vibrio, điều quan trọng là đảm bảo rằng trang trại được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh qua các vật trung gian khác nhau và luôn được duy trì sạch sẽ.

  • Làm khô và khử trùng ao trước khi bắt đầu chu kỳ sản xuất.
  • Thường xuyên khử trùng dụng cụ nuôi.
  • Khử trùng nước trước khi cho vào ao.
  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh ở lối vào trang trại, bao gồm các thiết bị rửa tay, ngâm chân và vệ sinh xe cộ.
  • Đảm bảo mọi người đi ủng khi vào hoặc làm việc tại trang trại.
  • Sử dụng lót ao, bằng vật liệu như HDPE.
  • Duy trì lượng hữu cơ có thể kiểm soát được bằng cách thường xuyên hút đáy ao.
  • Khử trùng nước nuôi bằng chlorine trước khi chu kỳ bắt đầu, vì nó giúp giảm tải lượng vi khuẩn trong nước, kết hợp với việc làm sạch đáy ao thường xuyên và sử dụng chế phẩm sinh học.

 

Sử dụng probiotics

  • Vi khuẩn probiotics có thể được sử dụng để loại trừ cơ hội gây bệnh của Vibrio khỏi hệ thống. Các vi khuẩn probiotics có thể cạnh tranh với Vibrio cơ hội, gây bệnh để lấy chất dinh dưỡng và không gian. Chúng cũng có thể tạo ra các chất sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong hệ thống.
  • Vi khuẩn probiotics cũng giúp duy trì chất lượng nước tốt thông qua việc hấp thụ hoặc phân hủy trực tiếp các chất hữu cơ trong nước. Một số chủng thường được sử dụng cho mục đích này bao gồm Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Nitrosococcus sp., Bacillus sp., Aerobacter sp., Và Pseudomonas sp.

Lựa chọn các hình thức nuôi phù hợp

  • Các hệ thống được phát triển gần đây giúp chống lại những thách thức trong nuôi tôm bao gồm Biofloc (BFT) và công nghệ nước xanh (GWT). Những hệ thống này giúp giảm nồng độ Vibrio trong nước ao và tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm.
  • Giữ nồng độ Vibrio dưới ngưỡng tối đa.

Vì Vibrio sống phổ biến trong nước ao, việc theo dõi nồng độ Vibrio và duy trì chúng dưới một ngưỡng nhất định có thể là một trong những cách để ngăn ngừa nhiễm Vibrio. Ngưỡng tối đa giữa các trại là khác nhau, tùy thuộc vào lịch sử trang trại, điều kiện và hoàn cảnh môi trường.

Biện pháp kiểm soát Vibrios trong ao nuôi tôm
Biện pháp kiểm soát Vibrios trong ao nuôi tôm


 
Các biện pháp phòng và điều trị Vibrio trong các trại sản xuất tôm giống

Phòng bệnh vibrios trong ao nuôi tôm

Các trại sản xuất tôm cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Lọc nước qua tầng lọc cát và xử lý tia cực tím. Xử lý tôm bố mẹ bằng Formalin 20 - 25 ppm thời gian 30 - 60 phút.
  • Xử lý tảo bằng Oxytetracyline 30 - 50 ppm thời gian 1 -2 phút. Xử lý Artemia bằng Chlorin 10 - 15 ppm trong 1 giờ ở nước ngọt, vớt ra rửa sạch rồi mới cho ấp.
  • Có thể phun vào môi trường ương EDTA 2 - 5 ppm tác dụng kìm hãm phát triển của vi khuẩn. Thường xuyên xiphong đáy để giảm lượng vi khuẩn ở tầng đáy bể ương.
  • Giai đoạn Zoea vμ Mysis phòng bệnh bằng Oxtetracyline 1 - 2 ppm. Trường hợp bị bệnh nặng phải hủy đợt sản xuất và xử lý bằng Chlorine 200 - 250 ppm trong một giờ mới xả ra ngoài.

 Trị bệnh vibrios trong ao nuôi tôm

Dùng một số kháng sinh trị bệnh cho ấu trùng tôm như Oxytetracyline... Thuốc phun trực tiếp trong bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 – 5 ngày liên tục

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Nguồn: Contom

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ