Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm
  • Đăng vào 20/12/2024 8:50:07 SA

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT EHP TRONG NUÔI TÔM

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. Bệnh do vi bào tử trùng gây hại cho tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. EHP không gây chết nhanh như các bệnh khác (TPD, EMS, WSSV) nhưng làm giảm tốc độ tăng trưởng, gây tổn thất kinh tế lớn do tôm không đạt kích thước thương mại.

Tác nhân gây bệnh:

  • Từ nguồn con giống nhiễm bệnh.
  • Từ vật chủ trung gian, ao nuôi không được xử lý kỹ trước khi thả giống.
  • Chất lượng nước không ổn định, các yếu tố môi trường liên tục biến động, hàm lượng kim loại nặng cao,… làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh:

Tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện như: chậm lớn, đường ruột yếu, phân lỏng, kích thước không đồng đều.

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm EHP

Giải pháp giúp người nuôi kiểm soát bệnh EHP hiệu quả:

Ngoài việc kiểm tra chất lượng con giống và cải tạo ao nuôi thật kỹ ban đầu thì việc duy trì ổn định môi trường nước là yếu tố tiên quyết để kiểm soát EHP. Giúp hạn chế điều kiện thuận lợi cho EHP phát triển, cải thiện sức khỏe và sức đề kháng của tôm nuôi.

Nhằm hỗ trợ người nuôi tôm cải thiện hiệu quả chăn nuôi, chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp giúp kiểm soát EHP tại các khu nuôi thường xuyên bị nhiễm EHP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua.

  • Chọn nguồn giống tốt: Sử dụng nguồn giống sạch bệnh, có phân tích kiểm tra con giống.
  • Xử lý ao nuôi trước khi thả giống: Cải tạo ao kỹ lưỡng, sát trùng ao nuôi nhằm loại bỏ bùn đáy, chất thải hữu cơ, các vật chủ trung gian và mầm bệnh tiềm ẩn. Sử dụng vôi nông nghiệp hoặc chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Trong quá trình nuôi: Theo dõi và duy trì môi trường nước thường xuyên: Các chỉ số pH, kiềm, nhiệt độ, khoáng chất và hàm lượng oxy hòa tan luôn trên 4 mg/L.

Kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm UTRA-GREEN và SITTO TAKE OFF từ khâu xử lý ban đầu trước thả giống đến khi thu hoạch.

Tăng cường sử dụng men vi sinh để cải thiện hệ vi sinh trong ao, bổ sung Vitamin C và khoáng chất cho ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Quy trình sử dụng sản phẩm

Giai đoạn sử dụng

ULTRA-GREEN (Lúc 8h00)

SITTO TAKE OFF (15h00)

Xử lý trước thả tôm

3 kg/1.000 m3

1 lít/1.000 m3

Từ 0 – 10 ngày.

1 kg/1.000 m3 (2 ngày/lần)

0,5 lít/1.000 m3 (4 ngày/lần)

Từ 11 – 20 ngày.

1,5 kg/1.000 m3 (2 ngày/lần)

0,7 lít/1.000 m3 (4 ngày/lần)

Từ 21 – 30 ngày.

2 kg/1.000 m3 (2 ngày/lần)

1 lít/1.000 m3 (4 ngày/lần)

Từ 31 – 40 ngày.

2,5 kg/1.000 m3 (2 ngày/lần)

1,2 lít/1.000 m3 (4 ngày/lần)

Trên 40 ngày.

3 kg/1.000 m3 (2 ngày/lần)

1,5 lít/1.000 m3 (4 ngày/lần)

Hình ảnh ao tôm nuôi thí nghiệm 50 ngày tuổi và đối chứng

Bộ đôi sản phẩm UTRA-GREENSITTO TAKE OFF giúp ổn định các yếu tố môi trường, duy trì màu nước đẹp, ít bị nhớt bạt, hạn chế nấm. Tôm phát triển tốt, phân chặt, đường ruột đẹp, lớn nhanh, vỏ dày sáng đẹp. Là giải pháp tốt trong việc kiểm soát EHP, phù hợp với các khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao (cụ thể ao đối chứng và khu vực xung quanh đều bị nhiễm sau 40 ngày tuổi). Khuyến nghị bà con nên áp dụng giải pháp này ngay từ đầu vụ nuôi không chỉ giúp kiểm soát bệnh EHP mà còn tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

Phòng Kỹ thuật

Công ty TNHH Sitto Việt Nam

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ