Ảnh hưởng của nuôi ghép cá và tôm trong việc hạn chế bệnh gan tụy cấp AHPND/EMS
  • Đăng vào 20/12/2023 2:18:40 CH

Ảnh hưởng của nuôi ghép cá và tôm trong việc hạn chế bệnh gan tụy cấp AHPND/EMS

Ảnh hưởng của nuôi ghép cá và tôm trong việc hạn chế bệnh gan tụy cấp AHPND/EMS
 

Hội thảo về công nghệ biofloc và bệnh tôm được tổ chức ở TP. HCM, Việt Nam vào ngày 9/12/2013, chủ đề của Hội thảo là "mối liên hệ giữa công nghệ biofloc và bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS trên tôm." Hội thảo đã thảo luận về các đặc điểm của hệ thống nuôi tôm áp dụng công nghệ biofloc trong việc giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, đặc biệt là bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS. Hội thảo có khoảng 200 người tham dự và 21 bài thuyết trình, trong đó có khoảng 25 nông dân nuôi tôm tham gia.

Ảnh hưởng của nuôi ghép cá và tôm trong việc hạn chế bệnh gan tụy cấp AHPND/EMS
Hội thảo đã cung cấp những dữ liệu về ảnh hưởng của nuôi ghép tôm với cá rô phi trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh trên tôm được trình bày dựa trên kinh nghiệm ở Philippines và Thái Lan. Theo đó, khi nuôi ghép cá rô phi hoặc các loài cá khác cùng với tôm trong cùng một hệ thống nuôi làm giảm tỷ lệ mắc bệnh AHPND/EMS trên tôm. Tuy nhiên cơ chế của vấn đề này vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Vấn đề này có thể được giải thích như sau:

1. Động vật phù du với mật độ cao trong ao nuôi tôm không có nuôi cá có thể làm gia tăng mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Các loài cá ăn lọc như cá rô phi sẽ tiêu thụ động vật phù du như là thức ăn và từ đó làm giảm mật số vi khuẩn Vibrio.

2. Dường như có một mối liên hệ giữa vi khuẩn Vibrio và tảo lục (blue-green algae). Các loài cá ăn lọc tiêu thụ tảo lục có thể làm giảm nguy cơ bùng phát của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm.

3. Có thể có mối liên hệ giữa kháng sinh trên lớp nhớt của cá và vi khuẩn Vibrio. Rất có thể kháng sinh trên lớp nhớt đó có tác dụng khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

Tuy nhiên, các cơ chế này cần được nghiên cứu thêm để khẳng định chính xác nguyên nhân của vấn đề này.

Nông dân ở Philippines, Việt Nam và Trung Quốc nuôi ghép cá với tôm, tuy nhiên nông dân nuôi tôm ở Trung Quốc cho biết kết quả không tốt lắm. Ở Thái Lan, sinh khối cá rô phi và tôm thường bằng nhau trogn cùng một ao nuôi ghép. Các loài cá được dùng để nuôi ghép với tôm bao gồm cá rô phi, cá mè (silver carp) và cá trắm cỏ.

Ảnh hưởng của nuôi ghép cá và tôm trong việc hạn chế bệnh gan tụy cấp AHPND/EMS
Ảnh hưởng của nuôi ghép cá và tôm trong việc hạn chế bệnh gan tụy cấp AHPND/EMS

Nguồn: Information: Yoram Avnimelech (Professor Emeritus), Civil and Environmental Engineering, Technion, Israel Institute of Technology, Haifa, 32000 Israel (phone 972-0-3-7522406, mobile 972-0523-511702, email agyoram@technion.ac.il, webpage http://www.technion.ac.il/en/).

Source: Email to Shrimp News International from Yoram Avnimelech (above).  Subject: Report on Workshop.  December 26, 2013.


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ