Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm
  • Đăng vào 11/1/2023 11:24:52 PM

Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm

Tác hại của khí độc và giải pháp khắc phục trong nuôi tôm

 

Trong nuôi tôm, khí độc luôn là vấn đề được bà con quan tâm và lo lắng. Có 3 loại khí độc gây hại chủ yếu trong ao nuôi tôm là NH3, NO2, H2S. Biết được đâu là nguyên nhân hình thành khí độc, tác hại của từng loại khí độc ra và biện pháp đề phòng và xử lý khi trong ao có khí độc sẽ giúp việc nuôi tôm thuận lợi hơn và gia tăng hiệu quả năng suất nuôi tôm.


Như chúng ta biết trong quà trình nuôi, các loại chất thải như thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm sau khi lột, xác tảo tàn,... tích tụ dưới đáy ao không được xử lý đây chính là nguyên nhân phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Nồng độ khí độc cao sẽ ảnh hưởng đến tôm, làm tôm chết rải rác hoặc chết hàng loạt.

 

Tác hại của khí độc trong ao nuôi tôm

  • Khí độc cao làm tôm bị ngạt, cản trở khả năng lấy oxy, gây thiếu hụt oxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm.
  • Khí độc trong ao nuôi tôm rất nguy hiểm đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Nồng độ H2S có trong ao đạt từ 0,01 ppm trở lên sẽ làm cho tôm bị nhiễm độc và chết hàng loạt.
  • Làm giảm hệ miễn dịch của tôm khiến tôm dễ mắc các bệnh như cong thân, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đỏ thân, hoại tử cơ, phân trắng, đen mang,...
  • Tạo thuận lợi cho tảo phát triển, làm thiếu oxi vào ban đêm, gây sụp tảo và làm gia tăng lượng khí độc trong ao.
  • Gây stress và giảm sức đề kháng, tôm sẽ ăn yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn, chậm tăng trưởng.
  • Tôm bị nhiễm khí độc sẽ thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, bị nhiễm bệnh và chết.

Dấu hiệu nhận biết khi ao tôm bị nhiễm khí độc

  • Khí độc gây ngạt cho tôm dẫn đến tôm nổi đầu
  • Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, giảm ăn hoặc bỏ ăn.
  • Tôm mềm vỏ, lột xác không cứng và chậm lớn.
  • Tôm bị tổn thương mang, phù thủng cơ.
  • Tôm tích tụ nhiều khí độc trong cơ thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm bệnh như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy, đen mang…
  • Tôm dễ mẫn cảm với sự thay đổi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH.

Mối tương quan giữa khí độc với các yếu tố môi trường

  • NH3 hiện diện trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ là 2 yếu tố quan trọng. Nhiệt độ càng cao, pH càng cao, oxy hòa tan thấp thì NH3 càng độc. Tất cả đều liên quan đến quá trình nitrat hóa.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nitrat hóa là 25-30oC.
  • Oxy hòa tan: oxy hòa trong nước đạt 80% bão hòa là tốt nhất cho quá trình nitrat hóa. Nếu oxy hòa tan thấp hơn 2 mg/l thì toàn bộ quá trình sẽ dừng lại.
  • pH: pH thích hợp cho vi khuẩn oxy hóa nitro là Nitrosomonas 7,8-8,0 và Nitrobacter là 7,3-7,5. Tùy thuộc vào pH mà NH3 sẽ tồn tại ở hai dạng NH3 hoặc các ion NH4 (NH3 gây độc, còn NH4 không độc).

 

Ngược lại, độc tính H2S sẽ bùng phát ở điều kiện pH thấp, nhiệt độ thấp và oxy hòa tan thấp. Biện pháp kiểm tra H2S là lấy mẫu bùn đáy trong ao ở độ sâu 2-5cm và cấy trên đĩa TCBS nếu có khuẩn lạc màu đen trên đĩa cấy, nghĩa là có khí độc H2S. Kiểm soát được 3 yếu tố trên được xem như là chìa khóa để ngăn cản sự tác động của H2S cho tôm.

 

Giải pháp kiểm soát và khắc phục khí độc trong ao tôm

Kiểm soát khí độc

  • Cải tạo ao hoàn chỉnh, bùn và các chất dơ phải được loại bỏ ngay từ đầu.
  • Ao nuôi phải có hố xi phông để loại bỏ chất thải.
  • Quản lý thức ăn tốt, tránh bị dư thừa.
  • Cung cấp lượng oxy hòa tan đầy đủ.
  • Tạt vôi và đánh khoáng ổn định độ kiềm và pH.
  • Duy trì mật độ tảo ổn định
  • Sử dụng vi sinh, enzyme thường xuyên trong quy trình nuôi để xử lý môi trường, phân hủy các hợp chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo và sinh vật trong ao, chuyển hóa chất độc thành không độc.

 

Khắc phục khí độc

  • Khi ao nuôi có hàm lượng khí độc cao, cần giảm 30-50% lượng thức ăn, ít nhất 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường.
  • Xi phông đáy ao để loại bỏ chất thải.
  • Thay nước, nếu được nên thay nhiều lần. Nên thay vào khoảng sáng sớm hoặc chiều mát để hạn chế tôm bị sốc. 
  • Chạy quạt, sụt khí hết công suất để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao.
  • Bổ sung oxy viên/bột nhằm thúc đẩy quá trình nitrat hóa, đồng thời oxy hóa chất hữu cơ.
  • Tạt vôi và đánh khoáng tăng và ổn định pH, độ kiềm, đặc biệt khi trời có mưa.

 

Ngoài các cách làm trên, bà con nên sử dụng các các sản phẩm sau để hấp thu khí độc nhanh và cấp cứu cho tôm khi cần thiết.

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ