Phân bón là gì? Khái niệm và kiến thức về các loại phân bón trên thị trường
  • Đăng vào 1/18/2024 4:23:01 PM

Phân bón là gì? Khái niệm và kiến thức về các loại phân bón trên thị trường

Phân bón là gì?- Khái niệm phân bón - Kiến thức về các loại phân bón trên thị trường

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất. Phân bón quyết định rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là giai đoạn ra hoa kết trái. Có rất nhiều loại phân bón trên thị trường được chia làm hai nhóm chính là phân hữu cơ và phân vô cơ. 

Xem thêm: Phân bón gốc - Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng

Phân bón là gì?

Phân bón là gì? Phân bón hay còn được gọi là phân tái tạo đất, là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây trồng để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh và đạt được năng suất cao. Phân bón chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như nitơ, phosphorus, kali và các khoáng chất khác, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường sức đề kháng của cây trước các bệnh hại.

Xem thêm: Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái

Tầm quan trọng của phân bón

Với vai trò quan trọng trong nông nghiệp hiện đại, phân bón không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà còn giúp tối ưu hóa sự phát triển của chúng. Quá trình sử dụng phân bón đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro ô nhiễm đất và nước.

Để đạt được hiệu suất tối đa, việc lựa chọn loại phân bón phù hợp với loại cây trồng và đặc điểm đất đai là quan trọng. Sự hiểu biết vững về phân bón sẽ giúp nông dân và người trồng cây tối ưu hóa sản lượng và chất lượng, đồng thời giảm thiểu chi phí và tác động tiêu cực đối với môi trường.

Với sự phát triển không ngừng của ngành nông nghiệp, việc áp dụng kiến thức về phân bón là chìa khóa để đạt được kết quả bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho cả người nông dân và cộng đồng nông thôn. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phân bón trong sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

Xem thêm: Biện pháp hạn chế rụng hoa - rụng trái sầu riêng

Tầm quan trọng của phân bón
Tầm quan trọng của phân bón

Phân hữu cơ và các loại phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,… khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác,…
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

Xem thêm: Phương pháp xử lý khi cây ăn trái bị ngập úng dài ngày

Cách loại phân bón hữu cơ trên thị trường

I. Phân Chuồng

1. Đặc diểm:

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

2. Chế biến phân chuồng - Có 3 phương pháp:

  • Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
  • Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
  • Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

Xem thêm: Giải pháp cải thiện mẫu mã và chất lượng trái sầu riêng

II. Phân Rác

1. Đặc điểm: 

Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

2. Cách ủ:

Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.

Xem thêm: Mô hình trồng cây khoai tây Alantich sử dụng phân bón Sitto Việt Nam vụ đông 2022-2023

Phân rác - Phân bón hữu cơ cho cây trồng
Phân rác - Phân bón hữu cơ cho cây trồng

III. Phân Xanh

1. Đặc diểm: 

Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

2. Cách sử dụng:

Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

Xem thêm: Phương pháp diệt ốc trên cây thanh long bằng thảo mộc hiệu quả

IV. Phân Vi Sinh

1. Đặc điểm: 

Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích. Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. Có  ≥ 1,5×108 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

2. Các loại phân trên thị trường:

2.1. Phân vi sinh cố định đạm:
  • Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
  • Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
2.2. Phân vi sinh phân giải lân:

Bacillus megaterium; B. subtilis; Aspergillus niger;… là loại phân vi sinh phân giải lân thành dạng hữu dụng có tính năng tác dụng giống như nhau.

2.3. Phân vi sinh phân giải chất xơ:

Chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác thực vật như Trichoderma reesei.

2.4. Phân vi sinh vật đối kháng: 
  • Bacillus subtilis có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác . 
  • Trichoderma ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng.
  • Chaetoglobusin: Chủng C có khả năng ức chế sinh trưởng của một số nấm gây bệnh cây như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia solani,… Chủng A và B có khả năng ức chế sinh trưởng một số nấm như Pyricularia oryzae, Pythium ultimum.
  • Rotiorinols do nấm C. cupreum tạo ra có khả năng ức chế sinh trưởng của nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nấm và vi khuẩn 

3. Cách sử dụng phân vi sinh:

Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). 
Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

Xem thêm: Quản lý nước cho lúa hiệu quả

Phân hữu cơ sinh học

1.    Đặc điểm: 

Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.

2.  Sử dụng:

Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc tăng chất lượng trái thanh long

Phân bón hữu cơ vi sinh

1.    Đặc điểm: 

Là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp, sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15% và ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

2.    Sử dụng:

Cách sử dụng như phân vi sinh, nhưng thời gian bảo quản có thể lâu hơn.

Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp

Phân bón hữu cơ khoáng

Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).

Phân bón vô cơ và phân loại phân bón vô cơ

Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Các loại phân vô cơ thông dụng hiện nay.

Phân Đơn: là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K. Phân đạm - Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây

1. Phân đạm

1.1 Phân Urê CO(NH2)2:

Phân urê có 44 – 48%N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ N cao nhất.

Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau:

- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.

- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

  • Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.
  • Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá.
  • Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò.
  • Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi polyetylen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
  • Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 3% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
  • Là loại phân bón dễ sử dụng, có tỷ lệ đạm cao, hòa tan nhanh trong nước nên giúp cho cây dễ hấp thu và sử dụng. Tuy nhiên loại phân này dễ bị bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát nhiều đạm. Nếu bón dư thừa phân đạm cây trồng sẽ dễ bị sâu bệnh hại, yếu, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường.

Các sản phẩm phân bón Sitto Việt Nam nổi bật:

Phân đạm urea Sitto - Tiết kiệm đạm lên đến 30%
Phân đạm urea Sitto - Tiết kiệm đạm lên đến 30%

1.2 Phân sunphat đạm (NH4)2SO4

Còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 29% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm. 

  • Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm.
  • Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
  • Phân này dễ tan trong nước, không vón cục. Thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
  • Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat amôn. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
  • Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các loại cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v… và các loại cây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.
  • Cần lưu ý đạm sunphat (SA) là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm. Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.

Xem thêm: Vai trò sinh lý của khoáng trung lượng cho cây cam, quýt, bưởi

Hiện nay có 2 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê, phân amôn sunphat. Bên cạnh đó còn nhiều dạng khác, nhưng ít được sử dụng như amôn nitrat (NH4NO3), đạm clorua (NH4Cl), Xianamit canxi, phôtphat đạm.

  • Phân Amôn Nitrat - NH4NO3 (Đạm hai lá): Amôn nitrat  nguyên chất chứa 35% N. Có nhiều loại phân đạm Amôn nitrat: Phân amôn nitrat tỷ lệ đạm thấp 22%N; trung bình 26 – 27,5%N; cao 33 – 34,5%N. Loại phân khó sử dụng do dễ  vón cục, khó bảo quản, dễ chảy nước và tan nhanh trong nước. Phân bón chua sinh lý nên dễ làm chua đất. Loại phân này có hiệu quả không cao vì khi bón phân trong môi trường ngập nước thường bị thất thoát.
  • Amoni Clorua – NH4Cl (còn được gọi là muối lạnh): Chứa  N ≥ 25%. Loại phân này ít đạm nhiều clo, dễ bị chảy nước, bón vào đất mặn gây tích lũy và ngộ độc clo, gây chua đất. 
  • Canxi nitrat - Ca(NO3)2: Chứa 13,0 – 15,5 % N; 25 -36% CaO. Phổ biến nhất là loại phân chứa 15 – 15,5% N và 25% CaO. Loại phân này háo nước khó bảo quản, dễ tan, có tính oxy hóa mạnh, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.
  • Potassium Nitrate – KNO3: chứa N = 13 %, K2O = 46% với tỷ lệ N-P-K phân tích là 13-0-46 (13% N tương đương với 62% NO3- và 46% K2O tương đương với 38% K+, tổng hợp lên đến 100% KNO3). Việc thiếu Kali hoặc Nitrat được thể hiện rất rõ, cháy mép lá, đốm đen lá, vàng lá.
  • Sodium Nitrate – NaNO3: nhược điểm của phân là lượng đạm ít, dễ bị rửa trôi, bón nhiều và liên tục sẽ dư thừa natri khiến đất bị chai cứng.
  • Canxi cyanamit – Ca(CN)2: có hàm lượng đạm từ 20-21%. Phân thích hợp với đất chua phèn, các loại đất bạc màu, có tác dụng khử chua, hạ phèn. Phân có thể gây bỏng, rát da nên phải đeo găng tay khi sử dụng, khi hút ẩm dễ bị biến chất làm giảm chất lượng của phân bón. Không dùng để phun lên lá.
  • Calcium Ammonium Nitrate (CAN) bao gồm Canxi nitrat Ca(NO3)2 và Ammonium nitrate NH4NO3 chứa N tổng: 26 – 27 %; CaO: 11 – 12 %.
  •  Ammonium Phosphate –  (NH4)3PO4 : ít được sử dụng trong thực tế.

Xem thêm: Quản lý dinh dưỡng cho lúa

Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm: 

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các loại phân hoá học cần chú ý đến những điểm sau đây:

  • Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.
  • Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất khác nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều N, có cây yêu cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của cây, N cũng gây ra những tác hại đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây, N phát huy tác dụng rất tốt.
  • Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần.

Xem thêm: Nhu cầu nước tưới và phân bón cho cây sầu riêng

Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm
Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm

Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất:

  • Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua.
  • Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm.
  • Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm.
  • Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây.
  • Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.
  • Không bón đạm tập trung vào một lúc, mà cần chia thành nhiều lần để bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm.
  • Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).

Xem thêm: Phân đạm công nghệ thông minh Sitto Urea N46 (BL-HL) (Bao 25kg)

Cần bón đạm đúng lúc - Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây
Cần bón đạm đúng lúc - Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây

2.    Phân lân

Phân lân là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng, bao gồm các loại sau:

  • Phân super lân: loại phân vô cơ này được sử dụng khá phổ biến, thích hợp bón cho nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên trên đất chua, phèn thì nên hạn chế bón super lân, có thể làm đất chua thêm.
  • Phân lân nung chảy: thích hợp bón cho các loại đất trũng, bạc màu, chân đất phèn, chua,.. Không nên bón phân cho các chân đất kiềm, đất phù sa trung tính
  • DAP (di-ammonium phosphate), MAP (mono-ammonium phosphate) và PK (Potassium Phosphate)

Xem thêm: Hàm lượng dinh dưỡng khuyến cáo sau phân tích đất của một số cây ăn trái

Phân lân là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng
Phân lân là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng

2.1 Phân apatit hay còn gọi Lân nung chảy

  • Chứa 15-20% P2O5; 24-30% CaO, 18-20% MgO; 28-30% SiO2; 4,5-8,0% R2O3 và một số nguyên tố vi lượng (Ca, Mg, S, Fe, Mn,…).
  • Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. 
  • Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi nhiều. Thường người ta chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân; loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân.
  • Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây. 
  • Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng.
  • Apatit có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất. Phân này được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa.
  • Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.

2.2 Super lân (supe photphat - dùng Acid Sulfulric tác động vào lân apatit)

  • Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp super lân được sản xuất dưới dạng viên.
  • Chia làm 3 loại. Loại thông thường chứa 16 – 24 % P2O5 , Loại Lân giàu 25 – 35 % P2O5 và Lân rất giàu chứa 36 -38% P2O5
  • Super lân thị trường chứa 16-18% P2O5 (dao động 14-21%); 8-12% S; khoảng 23% CaOvà 5% H3PO4; CaSO4 chiếm 40% trọng lượng của phân.
  • Gồm có Super lân đơn: 17 – 18% P2O5;  Super lân kép: 37 – 47% P2O5.
  • Ngoài ra, trong phân này có chứa một lượng lớn thạch cao. Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua. 
  • Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. 
  • Super lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Super lân có thể dùng để ủ với phân chuồng.
  • Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón super lân.
  • Nếu super lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể dùng phôtphat nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua của super lân thì dùng 10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%.
  • Phân super lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
  • Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ.
  • Super lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.
  • Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển): Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.

2.3 Lân có giá trị cao và khả năng cung cấp lân hữu hiệu nhanh chóng và hiệu quả cao

  • Phân Mono Amoni Photphat (MAP) – NH4H2PO4. Chứa gồm: 61% P2O5 và 12% Đạm Amoni. (còn gọi là Siêu lân). 
  • Phân diamoni photphat (DAP) - (NH4)2HPO4: Gồm DAP 18-46 (18% N và 46% P2O5) và DAP 21-53 (21% N và 53% P2O5). Rất thích hợp bón cho các loại cây trồng trong giai đoạn cần nhiều lân và đạm, đặc biệt là giai đoạn cây con, cây còi cọc, kém phát triển. 
  • Potassium Phosphate – K3PO4: hiện nay được ứng dụng trong điều trị bệnh do nấm Phytopthora gây bệnh thối thân xì mủ thối rễ

3. Phân Kali

Phân kali là nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây, cung cấp nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Nhóm phân kali đều là phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60-70%). Những loại phân bón Kali thường gặp là:

3.1 Phân clorua kali (KCl) – phân MOP

  • Phân có dạng bột hoặc miễng màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ.
  • Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl). 
  • Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng.
  • Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.
  • Clorua kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản.
  • Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa Clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều Clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa Clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.

3.2 Phân sunphat Kali (K2SO4) – phân SOP

  • Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. 
  • Hàm lượng Kali nguyên chất trong sunphat Kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
  • Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
  • Sunphat Kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.

Các dạng phân Kali khác - rất cần thiết trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa của cây trồng.

  • Phân Kali Cacbonat (K2CO3) – Potassium Cacbonat: Có chứa khoảng 50-56% hàm K2O.
  • Phân Kali Nitrat (KNO3) – phân NOP: Chứa khoảng 44 - 46% K2O và 13% N. 
  • Phân Mono Potassium photphat (KH2PO4) – Phân MKP: Thành phần dinh dưỡng gồm 52% P2O5 và 34% K2O.
  • Phân bón Kali Magie Sunfat: Thành phần dinh dưỡng: 20-30% K2O, 5-7% MgO, 16-22% S
  • Kali humate (Potassium Humate): là một loại phân kali hữu cơ hiệu quả, nó có thể cải thiện hàm lượng kali nhanh có sẵn, giảm mất kali và cố định

* Để sử dụng hợp lý phân kali cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
  • Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
  • Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.
  • Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
  • Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.

Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v.

Phân tổng hợp (Compoud) và phân bón hỗn hợp

Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm ít nhất 2 nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được gọi là phân phức hợp.
Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và không xảy ra các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu.
Phân tổng hợp cũng như Phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.

Vôi

1. Vai trò tác dụng của vôi

Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…

Bón vôi cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng
Bón vôi cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng

2. Một số dạng vôi bón cho cây

* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò… nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
* Vôi nung (vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái.

Xem thêm: Hiệu quả từ mô hình chăm sóc và cải tạo vườn tiêu suy tại Kiên Giang

Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây
Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây

Phân bón vô cơ trung lượng

1. Phân lưu huỳnh

Một số phân bón thường chứa hàm lượng lớn lưu huỳnh như quặng photphat (chứa 8-16% S) ; đạm Sunphat amôn [(NH4)2SO4 chứa 24% S]; Sunphat kali (K2SO4, chứa 18% S) ;

2. Phân canxi

Canxi sunphat [CaSO4.H2O] hay còn gọi là thạch cao, trong loại phân vô cơ này có chứa hàm lượng Canxi lên đến 32%. Thường bón trực tiếp cho nhiều loại cây hay làm phụ gia cho ngành sản xuất phân bón.

3. Phân magie

  • Phân Magiê sunphat [MgSO4.H2O] có chứa khoảng 16-18% Mg, thường có nhiều trong mỏ khoáng tự nhiên. Ngoài ra còn phân magiê nitrat (Mg(NO3)2.H2O) chứa hàm lượng Magiê (Mg) chiếm 15-16%.
  • Phân Magiê cacbonat [MgCO3] chứa hàm lượng Mg chiếm từ 45-48%, là loại phân vô cơ nhưng ít tan trong nước. 

Ngoài ra còn nhiều loại phân magiê khác nữa như magiê oxit (MgO) ; magiê kali sunphat (2MgSO4.K2SO4)

Phân bón vô cơ vi lượng

Phân vi lượng gồm những phân bón có chứa các yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE) bổ sung cung cấp cho cây trồng như: 

  • Phân kẽm (Zn) là những loại phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng chính là dinh dưỡng kẽm cho cây trồng như Oxit Kẽm, Sunphat Kẽm, Clorua Kẽm,…
  • Phân sắt (Fe) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng sắt cho cây trồng như cacbonat Sắt, sunphat Sắt (FeSO4), sunphat amôn Sắt,…
  • Phân mangan (Mn) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng mangan cho cây trồng như sunphat Mangan (MnSO4),…
  • Phân đồng (Cu) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng đồng cho cây trồng như oxit Đồng (CuO), sunphat Đồng (CuSO4), …
  • Phân molipden (Mo) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng molipden cho cây trồng như molipdat amôn, molipdat natri, ..
  • Phân Clo (Cl) là loại phân bón cung cấp, bổ sung clo cho cây như NH4Cl, KCl, ….
  • Phân Bo (B) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng bo cho cây trồng như Borat natri, axit Boric,...

Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng phân bón cho mít thái ra hoa liên tục

Cách Nhận biết và phân biệt phân bón DAP/D.A.P và Phân bón NP trên thị trường

Hiện nay trên thì trường phân bón xuất hiện rất nhiều sản phẩm được giới thiệu là DAP hoặc D.A.P nhưng thực ra nó chỉ là phân bón hỗn hợp gồm 2 thành phần N và P tức là Đạm và Lân. Nhưng được giới thiệu là DAP và bán giá như phân bón DAP thật. Vậy đâu là D.A.P thật và D.A.P chỉ là hỗn hợp N-P? 
Trước tiên, nên hiểu Phân bón DAP là gì? DAP là chữ viết tắt của Di Amonium Photphat, chứa 2 thành phần là Nitơ (đạm) và Photpho (lân) có công thức hóa học là (NH4)2HPO4, đây được xem là loại phân vô cơ đơn và có giá thành khá cao so với các loại phân vô cơ khác như Urea và Kali. 
Phân bón DAP được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là quặng Apatit – là quặng phốt phát có thể sản xuất được trong nước và nhập khẩu từ thế giới. 
Phân DAP phổ biến nhất hiện nay là:

  • DAP 18-46 tương ứng là 18% đạm (Nitơ) và 46% lân (P2O5)
  • DAP 16-44 tương ứng là 16% đạm (Nitơ) và 44% lân (P2O5)
  • DAP 21-53 tương ứng là 21% đạm (Nitơ) và 53% lân (P2O5)

Xem thêm: Phòng ngừa nấm bệnh sầu riêng

Vậy các loại phân bón trên thị trường trên bao bì ghi là DAP hoặc D.A.P thực chất là gì?

Thứ nhất: nếu xem vào thành phần công bố là N = 18 - 21% và P2O5 = 46 - 53 % là DAP được xem là DAP thật, tức phải là Di Amonium Photphat thì đó mới là DAP. Thuộc Top có giá thành cao cùng với MAP và MKP

Thứ hai: nếu thấy ghi dòng chữ phân bón D.A.P và ghi là Amonium Photphat chứ không phải là Di Amonium Photphat thì nên xem lại thành phần công bố của Nitrogen (đạm) bao nhiêu %?, Photpho (lân) bao nhiêu %?. Nếu thấp hơn so với DAP thật ở trên thì nó có 2 khả năng:

  • Nó thực chất là phân bón N.P (Amonium Photphat = (NH4)3PO4), là hợp chất không ổn định làm bằng Amoni với Acid Photporic hoặc Ure với muối Phosphat để tạo thành. Nhưng Giá bán bằng với DAP thật là Di Amonium Photphat.
  • Nó sử dụng nguồn nguyên liệu DAP = Di Amonium Photphat nhưng thành phần công bố trên bao bì, trên nhãn phụ thấp hơn so với DAP thật nhưng bán giá cũng bằng với DAP thật Di Amonium Photphat.

Xem thêm: Chăm sóc lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh

Cách tính công thức phân pha trộn

Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hỗn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được.

* Cách tính từ phân đơn ra phân hỗn hợp

Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:

  • SA có 21%N nguyên chất, cần cung cấp 5kg N nguyên chất thì ta phải có lượng SA là: (5 x 100)/21 = 23. 8kg
  • Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kg P2O5 thì lượng Super Lân sẽ là: (10 x 100)/20 =50 kg
  • KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là: (10 x 100)/60 = 16, 6 kg
  • Tổng số phân các loại là 23,8 + 50 + 16, 6 = 90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn (đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.

Xem thêm: Cách phòng và trị bệnh thối nhũn trái trên cây mít

* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn

Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK (20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:

  • Lượng N có trong 100kg Urê (46%) là: 46 kg
  • Lượng P2O5 trong 200 kg Super Lân (20%) là 40 kg
  • Lượng  K2O trong 50 kg Clorua Kali (60%)là 30 kg

=> Lượng nguyên chất cần dùng là NPK = 46-40-30

=> Đã bón 100 kg NPK (20-20-15) = 20-20-15

* Vậy phải thêm 13 kg Urê + 100 kg NPK (20-20-15) thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.

Xem thêm: Kỹ thuật phục hồi vườn thanh long suy kiệt hiệu quả

Phân bón lá

1. Đặc điểm

Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.

2. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá

  • Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loãng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì; nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân.
  • Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.

Phương pháp bón phân đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu suất cao và giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu suất và chi phí.

Xem thêm: Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng

Phương pháp bón phân đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp
Phương pháp bón phân đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp

Định nghĩa về bón phân hợp lý

Bón phân hợp lý là việc sử dụng lượng phân bón phù hợp để tối ưu hóa năng suất cây trồng mà không gây tác động tiêu cực đến môi trường và chất lượng nông sản. Điều này có thể được đạt được thông qua việc thực hiện 5 quy tắc chính và duy trì sự cân bằng:

Chọn loại phân đúng

Đảm bảo sự chọn lựa đúng loại phân dựa trên nhu cầu cụ thể của cây trồng và đặc tính của đất. Không sử dụng phân không phù hợp có thể dẫn đến hiệu quả kém và tác động tiêu cực.

Bón đúng thời kỳ

Hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng giai đoạn phát triển để bón phân đúng thời điểm, tối ưu hóa tác dụng của phân.

Chọn đúng đối tượng

Nhận thức rằng cả tập đoàn vi sinh vật đất cũng đóng góp vào cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Thỉnh thoảng, cần phải điều chỉnh mục tiêu bón phân để ổn định sinh thái và ngăn chặn sự tích tụ của sâu bệnh.

Bón đúng điều kiện thời tiết, mùa vụ

Thời tiết và mùa vụ có ảnh hưởng lớn đến tác dụng của phân bón. Cần điều chỉnh lịch trình bón phân dựa trên điều kiện thời tiết cụ thể để tránh lãng phí và tác động tiêu cực.

Bón đúng cách

Lựa chọn phương pháp bón phân phù hợp với từng loại cây, điều kiện đất, và mục tiêu sản xuất. Sự linh hoạt trong cách bón phân có thể tăng cường hiệu suất sử dụng phân.

Bón phân cân đối

Duy trì cân bằng giữa các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ phù hợp, ngăn chặn sự thiếu hụt hoặc thừa thải. Cân đối phân bón không chỉ tăng năng suất mà còn giữ cho môi trường và chất lượng nông sản được bảo vệ.

Với việc áp dụng đúng những nguyên tắc trên, bón phân sẽ trở thành một công cụ hiệu quả, không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn thúc đẩy sự cân bằng sinh thái trong hệ nông nghiệp.

Xem thêm: Nguyên tắc 5 đúng khi bón phân sầu riêng


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ