Nhắc đến phân bón lá, nhiều người thường tập trung vào chất lượng và loại phân. Tuy nhiên, quan trọng không chỉ là phân bón mà còn là cách cây trồng hấp thu chúng. Bài viết này sẽ đưa bạn qua cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng, một khía cạnh quan trọng nhưng thường ít được chú ý. Qua nhiều thí nghiệm cho thấy cây không những hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá. Trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích rễ cây.
Xem thêm: Sử dụng phân bón hòa tan Sitto Fopro tạo cơi đọt, tạo tán cho cây sầu riêng
Theo PGS-TS Lê Văn Bé (Khoa NN & SHUD – ĐHCT) thì cấu tạo lá gồm có 1 lớp biểu bì bên trên sẽ giúp lá không thoát nước 1 cách thụ động, làm cho lá cứng cáp hơn để chống lại sâu bệnh. Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Đây là yếu tố có lợi cho cây trồng tuy nhiên cũng là mặt hạn chế đối với phân bón lá.
Cấu tạo của lớp sáp này bằng 1 loại lipid không thấm nước khi lá khô. Phun phân bón lá lúc sáng sớm hoặc chiều mát để lớp sáp mềm mới thấm nước. Đây là bức tường lớn nhất để hấp thu dinh dưỡng qua lá. Tuy nhiên làm sao phân bón lá đi vào biểu bì lá? Dưới kính hiển vi điện tử giữa các phân tử sáp với nhau có 1 khoảng hở vài micromex hoặc vài nanomex tùy theo loài. Chính từ khoảng hở này nếu chất tan của phân bón lá nhỏ thì nó sẽ đi vào giữa lớp sáp.
Vì vậy để tăng khả năng hấp thu phân bón lá trên cây trồng thì việc sử dụng các chất bám dính sẽ đem liệu hiệu quả rất tốt.
Xem thêm: Giải pháp cho canh tác nông nghiệp công nghệ cao
Ngoài con đường đi qua khe hở của lớp sáp này còn con đường khác chất tan có thể đi vào tế bào biểu bì lá là đi qua khí khổng trên bề mặt lá. Khí khổng trên lá rất nhiều tùy theo loài. Có những loài khoảng 100 khí khổng/1mm2 lá, có loài vài ngàn khí khổng/1 mm2. Vai trò của khí khổng giúp cây trồng thoát hơi nước tốt để ổn định nhiệt độ của cây. Đồng thời khi khí khổng mở khí CO2 đi vào giúp cho cây quang hợp. Chất tan khi phun qua lá sẽ đi qua khí khổng tuy nhiên khí khổng rất nhỏ nên trong phân bón lá có những phụ gia để làm giảm áp suất hơi từ trong ra.
Sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số điều kiện. Một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với các phần chất rắn còn lại.
Sự xâm nhập chất dinh dưỡng còn vào các không bào bên trong lá cây. Các không bào rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.
Xem thêm: Nhận dạng triệu chứng thiếu trung vi lượng trên cây hồ tiêu
Việc bón phân qua lá được áp dụng hiệu quả khi hiện tượng cây trồng thiếu dinh dưỡng xảy ra và khả năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị thiếu hụt trong một thời gian, do đó không đủ cung cấp theo nhu cầu của cây. Những nhân tố liên quan tới vùng rễ cây như:
Xem thêm: Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn tại Chợ Lách – Bến Tre
Hiểu rõ cơ chế hấp thu giúp nông dân sử dụng phân bón một cách hiệu quả hơn, giảm lãng phí và chi phí.
Quá trình hấp thu phân bón lá đồng thời cũng cung cấp các dưỡng chất quan trọng, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Năng suất của cây trồng được gia tăng khi hấp thu phân bón lá đạt hiệu suất tối đa.
Tìm hiểu cơ chế hấp thu phân bón lá là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao và bền vững trong nông nghiệp. Việc áp dụng kiến thức này vào quy trình chăm sóc cây trồng sẽ mang lại những kết quả ấn tượng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang tận dụng tối đa khả năng của cây trồng bằng cách hiểu rõ cơ chế hấp thu phân bón lá. Theo dõi ngay trang Sitto Việt Nam để cập nhật các kiến thức cây trồng hữu ích khác!
Xem thêm:
Đăng vào 07/12/2023 4:43:29 CH