Rau nhà kính có an toàn?
  • Đăng vào 29/02/2024 3:57:11 CH

Rau nhà kính có an toàn?

Rau nhà kính có an toàn?

Thời gian qua, diện tích rau trồng trong nhà kính (nhà phủ màng ni lông) tại Đà Lạt - Lâm Đồng tăng mạnh, nhưng không phải vườn nhà kính nào cũng sản xuất theo hướng công nghệ cao mà vẫn áp dụng phương thức truyền thống, vẫn phun xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như trồng ngoài trời. Vậy loại rau này có được coi là rau “sạch”?

Xem thêm: Sử dụng phân bón hòa tan Sitto Fopro tạo cơi đọt, tạo tán cho cây sầu riêng

Phun thuốc BVTV nhưng rau vẫn an toàn
Phun thuốc BVTV nhưng rau vẫn an toàn

Phun thuốc BVTV nhưng rau vẫn an toàn

Từng nhiều năm trồng rau ngoài trời, rồi đầu tư được 2 sào (2.000m2) nhà kính trồng rau bó xôi và bắp sú, anh Lâm (phường 9, TP Đà Lạt) thở dài: “Nếu như trồng ngoài trời mỗi vụ phun thuốc đều đều cũng phải 10 lần, vào nhà kính thì giảm bớt số lần nhưng cũng 5-6 lần/vụ. Số lần phun có giảm nhưng do nhà phủ ni lông kín nên có khi phun ngày hôm trước, hôm sau bước vào vẫn cảm thấy khó chịu. Riêng chi phí đầu tư 1 sào bắp sú mỗi vụ khoảng 9 triệu đồng, trong đó tiền thuốc BVTV đã hết 1,5 triệu đồng do đất cũ, đất thoái hóa, mầm bệnh nhiều nên phải phun thuốc và bón phân liều lượng, số lần cao hơn”.

Ghi nhận thực tế khi đi qua nhiều nhà kính, mỗi khi trời nắng luồng khí hầm hập, kèm với đó là một thứ mùi vừa cay, vừa hắc xộc thẳng vào mũi. “Nếu ai không quen chỉ cần đứng trước cửa nhà kính là thấy khó chịu, còn người dân chúng tôi đã quen do tiếp xúc quá nhiều”, chị Thủy (phường 12, TP Đà Lạt) cho biết.

Đi sâu vào khu vực sản xuất nông nghiệp ven suối Cam Ly, trong khi nhiều nhà vườn đang thu hoạch rau cải thì kế bên khu vườn trồng hoa cúc vẫn thản nhiên phun thuốc BVTV. “Vườn của người ta, người ta phun cứ phun mình không thể cấm được, còn rau thì vẫn phải thu hoạch cho kịp đơn hàng”, anh Lâm chia sẻ.

Mặc dù diện tích rau trồng trong nhà kính mọc lên san sát ở Đà Lạt (ảnh lớn) nhưng một số nông dân vẫn phun thuốc bảo vệ thực vật (ảnh nhỏ)

Gia đình chị Thủy, anh Lâm giống như rất nhiều nông dân trồng rau, hoa trong nhà kính theo lối cũ, “có bệnh thì phun”, trong những dãy nhà kính chủ yếu chỉ để “che mưa”. Do mức đầu tư lớn (từ 1,8 tỷ đồng đến hơn 2 tỷ đồng/ha) nên chỉ có khoảng 20% nhà kính tại Đà Lạt được làm bài bản.

Dạo quanh các khu vực dân cư đan xen nhà kính như Vạn Kiếp, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyên Tử Lực, Cách Mạng Tháng Tám, Lữ Gia, Mê Linh, Thái Phiên, Vạn Thành, Trạng Trình… chúng tôi cảm nhận rõ mùi không khí đậm đặc hóa chất từ các nhà kính, điều này càng dễ nhận thấy hơn vào cuối chiều.

Anh Nguyễn Thanh Tân (phường 8, TP Đà Lạt) chia sẻ: “Khoảng từ 5 - 6 giờ chiều, khi những khu vườn xung quanh phun thuốc cho cây trồng thì người sinh sống gần đó sẽ ngửi mùi hóa chất nồng nặc. Các nhà vườn có che chắn nhưng từng đó không đủ để cản mùi thuốc bay ra ngoài”.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong 9 tháng năm 2019, đơn vị đã lấy mẫu phân tích định tính đối với 920 mẫu trên 1.688 tấn rau các loại. Kết quả, 913/920 mẫu an toàn (chiếm 99,24%); còn lại 3 mẫu hành lá, 2 cần tây, 1 hành poireau và 1 ớt ngọt có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép (chiếm 0,76%).

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã kiểm tra, giám sát khâu trồng trọt 76/80 cơ sở, chuỗi liên kết sản xuất rau, quả, điểm du lịch canh nông tại TP Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, phần lớn đều đáp ứng được các quy định an toàn.

“Theo quy định, hiện nay có các loại thuốc sinh học người dân có thể phun từ 1 - 3 ngày là có thể thu hoạch, các loại thuốc hóa học thường phun cách ly 3 - 7 ngày rồi mới được thu hoạch. Tuy nhiên, do giá thành của thuốc hóa học rẻ hơn nên phần lớn người dân vẫn lựa chọn loại này để giảm chi phí đầu tư. Còn các tổ liên kết, hợp tác xã, đơn vị nào cùng cấp theo chuỗi sản phẩm an toàn thường lựa chọn thuốc sinh học nhiều hơn. Nông sản nếu muốn được tiêu thụ theo các kênh, chuỗi siêu thị đều được lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 5% số lượng lô hàng để phân tích an toàn thực phẩm, khi xảy ra các vấn đề về chất lượng người ta có thể xét nghiệm mẫu tới 50%, thậm chí 100% lô hàng”, ông Hưng cho biết.

Xem thêm: Chăm sóc cơi đọt sầu riêng

Cần tổ chức sản xuất đồng bộ

Ở một trạng thái khác, khi chúng tôi tiếp cận những khu vườn làm nhà kính đầu tư đồng bộ, hiện đại từ mái vòm, khung sắt, hệ thống quạt thông gió và được “lập trình” hoạt động sản xuất từ đầu, vận hành bởi những nông dân có thể đo đếm, cân chỉnh được các thông số từng loại cây trồng… không khí trong các nhà kính bớt gay gắt hẳn.

“Mái vòm chúng tôi dựng cao hơn 5m, thông thoáng; từng khâu châm phân, bón thuốc đều được máy tính can thiệp điều chỉnh trong ngưỡng an toàn, vừa hạn chế sâu bệnh vừa đảm bảo rau, quả an toàn trong mức cho phép”, anh Nguyễn Đức Huy (35 tuổi, phường 9, TP Đà Lạt) cho biết.

Tương tự, khi ghé thăm vườn dâu tây thủy canh rộng 7.000m2 tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt, anh Bùi Xuân Hải (chủ khu vườn) chia sẻ: “Một trong những cách giảm thiểu sâu gây hại đó là sử dụng thiên địch. Chúng tôi nhập thiên địch về thả vào vườn để cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sâu bọ, từ đó giảm thiểu phun thuốc BVTV”.

Theo TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiều doanh nghiệp, nông dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ thông qua ứng dụng công nghệ nhà kính có sự tương hỗ các công nghệ. Khi ứng dụng nhà kính, chi phí lao động sẽ giảm nhiều do kiểm soát được cỏ dại, giảm công chăm sóc làm cỏ và ứng dụng các thiết bị cảm biến tưới tự động, kiểm soát quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, thời gian tới cần tổ chức sản xuất đồng bộ, chỉ nên phát triển nhà kính đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tăng cường liên kết sản xuất để doanh nghiệp làm hạt nhân tổ chức sản xuất quy chuẩn đồng bộ; doanh nghiệp hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho nông dân làm nhà kính đủ chuẩn, nông dân sản xuất cung cấp sản phẩm lại cho doanh nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, vì nông dân hạn chế nguồn lực tài chính nên đầu tư nhà kính không đủ chuẩn.
“Vấn đề này các quốc gia châu Âu hay thực hiện để giúp cho nông dân không phải lo làm nhà kính riêng lẻ mà do chính các doanh nghiệp đầu tư trước cho nông dân”, ông Phạm S nhấn mạnh.

Vừa là nhà quản lý nhưng cũng là nhà khoa học, TS Phạm S cho rằng tùy theo loại cây trồng, các cây không mẫn cảm với thời tiết nhiều thì không nhất thiết đều đưa vào trồng trong nhà kính. Khuyến khích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao song không trồng trong nhà kính như: atiso, rau gia vị, súp lơ, cải thảo, cà rốt, khoai tây, đậu cove, hành tây, cây cảnh, cây dược liệu quý, cây ăn quả, cherry Australia, phúc bồn tử, chanh dây Colado...

Về lâu dài, Đà Lạt cần xây dựng đề án giảm dần và tiến đến không còn nhà kính theo từng khu vực phường trung tâm theo hướng: tiến hành rà soát sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nghiên cứu trồng cây không trong nhà kính song vẫn cho giá trị thu nhập cao, trồng các cây mới lạ phục vụ du khách trải nghiệm, theo nguyên tắc giảm dần nhà kính theo thời gian, để khu trung tâm thành phố như các phường 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 không còn nhà kính để trả lại mảng xanh, tạo cảnh quan đô thị Đà Lạt.

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 4.500ha nhà kính, 1.222 ha nhà lưới, riêng TP Đà Lạt có khoảng 2.800ha nhà kính (chiếm hơn 60% tổng diện tích nhà kính toàn tỉnh, bao gồm 1.244ha rau các loại; 1.590ha hoa các loại).


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ