Thất thoát phân bón: Nguyên nhân và giải pháp giảm thất thoát và bón phân NPK hiệu quả
Thất thoát phân bón: Nguyên nhân và giải pháp giảm thất thoát và bón phân NPK hiệu quả
Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. NPK là loại phân bón được rất nhiều bà con sử dụng bởi vì bên trong nó chưa 3 thành nguyên tố đa lượng cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên phân bón rất dễ bị thất thoát hoặc bị đất giữ lại khiến cây trông khó hấp thu được tốt nhất. Thông thường, phân bón bị thất thoát qua 4 con đường: Chảy tràn, thấm sâu, cố định và bay hơi nên cần biện pháp làm giảm sự thất thoát này thì việc canh tác mới hiệu quả, tiết kiệm chi phí, vụ mùa bội thu.
Phân bón NPK là gì?
Phân bón NPK là loại phân bón hỗn hợp có chứa 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Các nguyên tố này đều cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Phân bón NPK được sản xuất thông qua các phản ứng hóa học từ các nguyên liệu như Amoni Nitrat, Siêu Lân, Kali Clorua,...
Có nhiều loại phân bón NPK khác nhau với tỷ lệ N-P-K khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của cây trồng và đặc điểm của đất. Khi sử dụng phân bón NPK, nhà nông cần lựa chọn loại phân phù hợp, tuân thủ liều lượng và thời điểm bón để đạt hiệu quả cao. Bà con cũng có thể sung riêng loại nguyên tố thông qua các loại phân bón sau:
Phân đạm (Nguyên tố Nitơ): Đây là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi.
Phân lân (Nguyên tố Photpho): Photpho có tác dụng tốt cho việc kích thích cây ra rễ, ra hoa.
Phân kali (Nguyên tố Kali): Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp đường, xellulo, làm cây cứng cáp, trái lớn, hạt mẩy, ngọt và đẹp màu.
Nguyên nhân gây thất thoát phân bón
Nguyên nhân gây thất thoát phân bón có thể do thời tiết, phản ứng hóa học, vi sinh vật, tập quán bón phân,... Thất thoát phân bón không chỉ làm giảm hiệu quả canh tác, mà còn gây ô nhiễm môi trường. Phân bón có thể bị thất thoát qua nhiều con đường, 4 nguyên nhân chính dẫn đến sự thất thoát phân bón như: bay hơi, rửa trôi, thấm sâu, cố định.
Bay hơi: Phân bón bị bay hơi là do phản ứng hóa học, vi sinh vật hoặc do nhiệt độ cao.
Rửa trôi (chảy tràn): Phân bón bị rửa trôi thường do mưa lớn, địa hình dốc làm cho nước chảy nhanh hơn, cấu trúc đất kém làm cho đất không giữ được phân bón, bón phân quá liều làm cho cây không hấp thụ hết phân bón, để lại phần dư thừa trong đất.
Thấm sâu xuống đất (trực di): Phần nitơ dư thừa mà cây trồng không sử dụng hết do bón quá nhiều sẽ bị rửa trôi theo nước trên bề mặt hoặc thấm theo chiều dọc vào nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước.
Cố định: Phân bón bị cố định trong đất là do vi khuẩn, kim loại nặng, keo đất giữ lại, khiến cây trồng khó hấp thu.
Các nguyễn tố đa lượng đã đi đâu hoặc thất thoát như thế nào sau khi bón vào đất?
Phân đạm (Urea) bị thất thoát
Phân đạm (urê) là phân bón hóa học có công thức là CO(NH2)2. Khi Urê được bón vào đất sẽ thủy phân thành đạm amôn (NH4+) hoặc nitrat hóa thành NO3-, đây là chất dinh dưỡng cần cho cây.
Bay hơi: Chất dinh dưỡng này sẽ dễ chuyển hóa thành thể khí amoniac (NH3) và oxit nitơ (NO) rồi bay hơi.
Chảy tràn hoặc trực di: NO3- tồn lưu trong đất thì sẽ gây chua đất. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng sẽ hòa tan vào nước tưới có thể theo nước chảy tràn hoặc trực di ra khỏi cùng rễ của cây gây thất thoát.
Giải pháp bón phân đạm, phân NPK hiệu quả, tránh thất thoát phân bón
Giải pháp giảm thất thoát đạm, kỹ thuật bón phân urea hiệu quả giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa.
Để giảm sự thất thoát đạm, về mặt canh tác khi bón phân đạm nên đưa N xuống sâu để nhờ các keo đất giữ đạm hoặc sử dụng phân bón công nghệ ức chế để giảm thất thoát, bay hơi đạm như:
Giảm thất thoát đạm ở cả hai dạng NH4+ và NO3- do bay hơi và rửa trôi
Kích thích quá trình sinh trưởng, cây phát triển nhanh.
Qua đó giúp kéo dài thời gian cung cấp đạm được lâu hơn, cây trồng cũng hấp thụ được đạm nhiều hơn, giúp tiết kiệm đạm đến 30% so với lượng đạm cần bón thông thường.
Kỹ thuật bón phân Lân hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Bón phân lân theo loại đất: Đất bạc màu thì dùng phân lân nung chảy; đất kiềm trung tính thì dùng Super lân; đất chua nghèo lân thì dùng phân lân thiên nhiên.
Phân lân chủ yếu nên bón lót bằng cách vùi vào đất: Có thể bón thúc khi dùng loại phân lân dễ tiêu như Super lân.
Kỹ thuật bón phân Kali hiệu quả
Chia ra làm nhiều lần bón để hạn chế bị rửa trôi.
Bón trong suốt mùa vụ - không nên tập trung bón 1 lần.
NPK SITTO PHAT ngoài công nghệ N-Keep, ANL và BiO3 đặc hiệu vừa giúp giải quyết việc thất thoát đạm, mà còn hỗ trợ giải phóng P/K cố định khó tan, phân hủy chất hữu cơ và đối kháng nấm gây bệnh.
Thành phần: Nts: 20%; P2O5hh: 20%; K2Ohh: 15%; Zn: 400 ppm ; B: 400 ppm; Độ ẩm: 5%
Công dụng: Giúp cây trồng phát triển rễ, thân, cành, sinh trưởng mạnh, khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng, nuôi trái, dưỡng hạt, cứng cây, tăng sức đề kháng,…
Thành phần: Nts: 27%; P2O5hh: 12%; K2Ohh: 8%; Fe: 200 ppm; Zn: 50 ppm; Độ ẩm: 5%
Công dụng: Giúp cây trồng phát triển thân, lá, củ, hạt và trái, cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng sản lượng mủ cho cây cao su; giúp cứng cây, tăng khả năng phòng bệnh,…
Ảnh hưởng của phân bón lên hiệu quả canh tác, chi phí sản xuất và môi trường
Phân bón là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, phân bón cũng có thể bị thất thoát qua các con đường như chảy tràn, trực di, cố định và bay hơi. Sự thất thoát này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả canh tác, chi phí sản xuất và môi trường.
Hiệu quả canh tác: Phân bón bị thất thoát làm giảm lượng dưỡng chất cho cây trồng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Điều này dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Chi phí sản xuất: Phân bón bị thất thoát làm tăng chi phí đầu vào cho nông dân, vì họ phải bón phân nhiều lần hơn để bù đắp cho lượng phân bị mất. Theo ước tính, lượng phân bón thất thoát mỗi năm gây lãng phí trên 40.000 tỷ đồng.
Môi trường: Phân bón bị thất thoát gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất. Phân bón hòa tan trong nước có thể gây ra hiện tượng eutrophication, làm giảm oxy hòa tan trong nước và gây chết hàng loạt sinh vật sống. Phân bón bay hơi có thể gây ra hiện tượng nhà kính, làm tăng nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu. Phân bón cố định trong đất có thể gây ra hiện tượng acidification, làm giảm pH đất và làm suy giảm khả năng sinh khối của đất.
Vì vậy, việc sử dụng phân bón một cách khoa học và hợp lý là rất quan trọng để giảm thiểu sự thất thoát phân bón và bảo vệ môi trường. Nhìn chung, phân bón chẳng những đóng vai trò quan trọng đối với năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí canh tác. Do đó, nếu có phương pháp quản lý phân bón hiệu quả, nắm được nguyên nhân gây thất thoát phân bón, bà con sẽ tận dụng được tối đa lượng phân bón có sẵn trong đất và lượng phân bón bổ sung thêm. Để cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác về chăm sóc cây trồng thông minh, hiệu quả, bà con hãy theo dõi ngay trang SITTO Việt Nam.
Đăng vào 5/14/2024 8:59:17 AM