Phân vi sinh là gì: Đặc điểm, cách sử dụng phân vi sinh hữu cơ hiệu quả
  • Đăng vào 3/25/2024 4:42:03 PM

Phân vi sinh là gì: Đặc điểm, cách sử dụng phân vi sinh hữu cơ hiệu quả

Phân vi sinh là gì: Đặc điểm, cách sử dụng phân vi sinh hữu cơ hiệu quả

Phân vi sinh là một loại phân bón được sản xuất từ vi khuẩn có lợi và vi sinh vật khác, thường được sử dụng để cải thiện sự phát triển của cây trồng. Vi khuẩn trong phân vi sinh thường gồm các loại như vi khuẩn azotobacter, vi khuẩn rhizobium, vi khuẩn bacillus và vi khuẩn pseudomonas. Các loại vi sinh vật này có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ môi trường để cung cấp cho cây trồng, giúp tăng cường sự phát triển của cây và cải thiện chất lượng đất. Phân vi sinh cũng có thể giúp cải thiện cấu trúc đất và khả năng giữ nước, giảm hiện tượng rửa mất chất dinh dưỡng và mất đất.

 

Xem thêm: Phân bón gốc - Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng

 

Đặc điểm của phân vi sinh

Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích. Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. Có  ≥ 1,5×108 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

Xem thêm: Phân đạm là gì? Công dụng và cách bón phân đạm hiệu quả

Các loại phân vi sinh trên thị trường

 

Phân vi sinh cố định đạm

 

  • Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
  • Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

 

Phân vi sinh phân giải lân

Bacillus megaterium; B. subtilis; Aspergillus niger;… là loại phân vi sinh phân giải lân thành dạng hữu dụng có tính năng tác dụng giống như nhau.

 

Phân vi sinh phân giải chất xơ

Chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác thực vật như Trichoderma reesei.

 

Phân vi sinh vật đối kháng

  • Bacillus subtilis có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác .
  • Trichoderma ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng.
  • Chaetoglobusin: Chủng C có khả năng ức chế sinh trưởng của một số nấm gây bệnh cây như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia solani,… Chủng A và B có khả năng ức chế sinh trưởng một số nấm như Pyricularia oryzae, Pythium ultimum. 
  • Rotiorinols do nấm C. cupreum tạo ra có khả năng ức chế sinh trưởng của nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nấm và vi khuẩn.

Cách sử dụng phân vi sinh

  • Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng).
  • Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.
Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh

 

Phân hữu cơ sinh học

Đặc điểm

Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.

Sử dụng

Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc.

 

Phân hữu cơ vi sinh

 

Đặc điểm

Là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp, sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15% và ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

 

Sử dụng

Cách sử dụng như phân vi sinh, nhưng thời gian bảo quản có thể lâu hơn.

 

Phân bón hữu cơ khoáng

Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).
 


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ