Từ giữa thế kỷ XX trở về trước, nông nghiệp trên thế giới đi theo hướng tự nhiên: cây trồng được bón bằng phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu hóa học nào, côn trùng có lợi (thiên địch) và sâu hại đều phát triển, do vậy ít xảy ra dịch hại. Tuy nhiên, nửa thế kỷ gần đây, do dân số phát triển nhanh, lương thực sản xuất ra không đáp ứng được sự phát triển dân số trên thế giới, nhu cầu về năng suất trở nên cấp bách. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà khoa học đã tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, các loại phân bón và thuốc trừ bệnh có tác dụng nhanh.
Giống như thuốc tây (tây y) và thuốc bắc/nam (đông y), giống như gà công nghiệp và gà ta (gà thả ngoài vườn), mỗi sản phẩm đều có mặt tốt và mặt hạn chế của nó. Thuốc tây tiêu diệt nhanh vi trùng gây bệnh, nhưng đồng thời tiêu diệt cả các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Thuốc đông y làm tăng sức khỏe của con người và nhờ vậy, tăng khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Quá trình này của thuốc đông y xảy ra chậm hơn so với tác dụng của thuốc tây, nhưng tác dụng của nó bền hơn và không có tác dụng phụ. Trong nông nghiệp cũng vậy, việc sử dụng phân hóa học luôn mang lại hiệu quả cao và nhanh, nhưng kèm theo là những tác dụng không mong muốn như: đất bị bạc màu, ô nhiễm môi trường, dịch hại kháng thuốc,.. Còn phân hữu cơ vi sinh hiệu quả có chậm nhưng kéo dài và làm tăng độ phì nhiêu của đất, giúp nông nghiệp phát triển bền vững.
Các vi sinh vật cố định đạm hoạt động như các nhà máy phân đạm, chúng có khả năng hấp thụ khí nitơ (N2) trong không khí, chuyển N2 thành NH4+ hoặc NO3- để nuôi chính bản thân mình. NH4+ dư thừa sẽ chuyển thành NH3 sẽ được tiết ra ngoài hoặc khi vi sinh vật chết đi, chúng sẽ để lại phần xác giàu đạm và các chất dinh dưỡng. Đây là nguồn phân bón tốt cho cây trồng. Vậy là cây trồng có thể sử dụng nguồn nitơ vô tận trong không khí nhờ các vi sinh vật cố định đạm. Ngoài ra, các vi sinh vật cố định đạm không gây ô nhiễm môi trường. Các loài vi sinh vật có khả năng này như: Azospirillum spp, Azotobacter spp, Rhizobium spp, Beijerinckia spp, Clostridium spp, …
Cũng giống như các vi sinh vật cố định đạm, các vi sinh vật phân giải phôt pho cũng hoạt động như các nhà máy phân lân, chuyển quặng khó tan (apatit, phôtphorit) thành dễ tan để cây trồng hấp thu được, nhờ các axit hữu cơ do vi sinh vật tự sản sinh ra mà không cần axit vô cơ mạnh và nhiệt độ cao. Do vậy, khi bón phân lân vi sinh, ta có thể thay một nửa lân khai thác từ quặng phôtphorit (tính chua) vừa rẻ tiền vừa không làm đất bị chua và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn. Các loài vi sinh vật có khả năng phân giải lân như: Pseudomonas spp, Bacillus spp, Agrobacterium spp, Aerobacter spp, …
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chuyên canh cây lúa, hàng năm sinh ra một lượng rơm rạ khổng lồ. Với phế phẩm giàu cellusoe này, một lượng rất ít được sử dụng để trồng nấm hay làm thức ăn gia súc, phần lớn được sử dụng theo phương pháp truyền thống là đốt trực tiếp trên đồng ruộng, điều này gây ra nhiều hậu quả như góp phần làm ô nhiễm nguồn không khí, phá hủy hệ sinh thái, đất bị bạc màu và gây ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây trồng nếu chôn vùi vào đất. Tuy nhiên, trong đất có một số loài vi sinh vật có khả năng phân hủy chúng thành các chất hữu cơ mà cây trồng có thể sử dụng được, giúp cây trồng phát triển mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và không bị ngộ độc hữu cơ như: Bacillus spp, Aspergillus spp, Trichoderma spp,..
Hiểu được lợi ích quý giá của các loài vi sinh vật này cho nông nghiệp, cũng như nhu cầu sử dụng phân bón vi sinh của thị trường trong nước đang hướng tới một nền nông nghiệp sạch. Công ty SITTO Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm Rhodo Phos. Rhodo Phos là phân bón vi sinh dạng lỏng, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật hiện đại, chọn lọc men vi sinh cố định đạm, thủy phân và phân hủy chất dinh dưỡng tồn dư trong đất nhằm tái cung cấp lại cho cây trồng ở dạng hấp thu được.
Thành phần hội đủ các dòng vi sinh có ích như Rhodopseudomonas sp, Bacillus sp, Azospirillum sp. Giúp cố định đạm, thủy phân lân dư thừa trong đất, tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ và độc tố hữu cơ trong đất. Giúp cho cây lúa phát triển khỏe mạnh, kích thích sự phát triển của cây lúa, tăng khả năng sử dụng đạm và lân. Vì vậy giảm lượng phân bón cần sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí. Giúp cải tạo đất trước khi sạ, giúp phân hủy chất hữu cơ còn thừa trong đất. Cây lúa không bị ngộ độc hữu cơ, làm cho rễ cây phát triển mạnh, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Sử dụng phun 1 lít Rhodo Phos sử dụng cho 1000 m2, khi sử dụng phải có nước trong ruộng từ 2 – 5 cm sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tạt đều khắp ruộng hoặc treo phía sau xe máy cày khi làm đất đục lỗ nhỏ cho vi vật nhỏ đều khắp ruộng hoặc trộn Rhodo Phos với lúa giống trước khi xạ.
Xem thêm:
Đăng vào 06/08/2024 2:23:33 CH