Phân Kali là gì? Công dụng và các loại phân Kali phổ biến thường gặp
Phân kali là nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây, cung cấp nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Nhóm phân kali đều là phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60-70%). Những loại phân bón Kali thường gặp là gì?
Xem thêm: Hạn chế xì mủ, sượng trái măng cụt
Các loại phân Kali phổ biến thường gặp
Phân clorua kali (KCl) – phân MOP
Phân clorua kali (KCl) – phân MOP: Phân có dạng bột hoặc miễng màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ.
Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl).
- Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng.
- Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.
- Clorua kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản.
- Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa Clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều Clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa Clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.
Xem thêm: Bệnh thối nhũn bắp cải
Phân sunphat Kali (K2SO4) – phân SOP
Phân sunphat Kali (K2SO4) – phân SOP: Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục.
Hàm lượng Kali nguyên chất trong sunphat Kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
Sunphat Kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.
Xem thêm: Phân đạm là gì? Công dụng và cách bón phân đạm hiệu quả
Các dạng phân Kali khác: rất cần thiết trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa của cây trồng.
- Phân Kali Cacbonat (K2CO3) – Potassium Cacbonat: Có chứa khoảng 50-56% hàm K2O.
- Phân Kali Nitrat (KNO3) – phân NOP: Chứa khoảng 44 - 46% K2O và 13% N.
- Phân Mono Potassium photphat (KH2PO4) – Phân MKP: Thành phần dinh dưỡng gồm 52% P2O5 và 34% K2O.
- Phân bón Kali Magie Sunfat: Thành phần dinh dưỡng: 20-30% K2O, 5-7% MgO, 16-22% S
- Kali humate (Potassium Humate): là một loại phân kali hữu cơ hiệu quả, nó có thể cải thiện hàm lượng kali nhanh có sẵn, giảm mất kali và cố định
Xem thêm: Vai trò của Nitrogen (Nitơ) trong sự phát triển của cây trồng
Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân kali
* Để sử dụng hợp lý phân kali cần chú ý đến những điều sau đây:
- Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
- Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
- Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.
- Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
- Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
- Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..
Xem thêm:
Đăng vào 14/05/2024 4:50:59 CH