Phân bón gốc - Kiến thức cơ bản và kỹ thuật bón phân đúng cách
  • Đăng vào 1/8/2024 9:07:47 AM

Phân bón gốc - Kiến thức cơ bản và kỹ thuật bón phân đúng cách

Phân bón gốc - Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng

Phân bón gốc là lựa chọn phổ biến của nông dân từ thời xa xưa để nuôi dưỡng cây trồng. Được ưa chuộng vì khả năng hấp thụ nhanh chóng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phân bón gốc là yếu tố quan trọng giúp cây phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh. Phân bón gốc thường có dạng hạt hoặc hạt granular, được đặt dưới mặt đất gần gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng cây. Phân bón gốc cung cấp dưỡng chất cho cây qua hệ thống rễ và hỗ trợ cho sự phát triển dài hạn của cây.

Xem thêm: Phân hữu cơ - Giải pháp ngăn chặn tiến trình suy thoái đất và phục hồi đất

Phân bón gốc là gì?

Trước hết chúng ta tìm hiểu về sự thất thoát phân bón trong canh tác nông nghiệp. Thuật ngữ "phân bón gốc" thường được sử dụng để chỉ loại phân bón chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là các nguyên tố khoáng. Phân bón gốc cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản như nitơ, phosphorus, kali, và các khoáng chất khác mà cây cần để phát triển và cho năng suất cao. Loại phân này thường được sử dụng từ giai đoạn bắt đầu của quá trình trồng trọt để đảm bảo cây trồng nhận được đủ dưỡng chất từ đất đến khi thu hoạch. Việc sử dụng đúng loại phân bón gốc có thể giúp cải thiện chất lượng đất và tăng cường sức khỏe của cây trồng.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây lúa đạt năng suất cao

Các sản phẩm phân bón gốc nổi bật của Sitto Việt Nam:

Phân bón gốc cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản như nitơ, phosphorus, kali, và các khoáng chất khác mà cây cần để phát triển
Phân bón gốc cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản như nitơ, phosphorus, kali, và các khoáng chất khác mà cây cần để phát triển

Nguyên nhân thất thoát phân bón

Thất thoát do dưỡng chất chuyển hóa thành thể khí bay hơi

Thất thoát do bay hơi chủ yếu là chất đạm (N). Khi urê được bón vào đất sẽ thủy phân thành đạm amôn (NH4+) – là thức ăn của cây. Ở trong đất, chất dinh dưỡng này dễ chuyển hóa thành thể khí NH3 hoặc bị nitrat hóa sau đó chuyển thành khí N2O, N2 bay đi. Thường thì do nguyên nhân nhiệt độ, gió, cách bón, cách tưới, nên khi bón phân vào đất với nhiệt độ cao mà chưa xả nước thì phân cũng bay hơi và mất đi.

Xem thêm: Mô hình trồng cây khoai tây Alantich sử dụng phân bón Sitto Việt Nam vụ đông 2022-2023

Phân bón thất thoát do dưỡng chất chuyển hóa thành thể khí bay hơi
Phân bón thất thoát do dưỡng chất chuyển hóa thành thể khí bay hơi

Thất thoát do dưỡng chất theo nước chảy tràn hay đi xuống sâu (trực di)

Phân sau khi bón và tưới nước, các chất dinh dưỡng sẽ hòa tan vào nước tưới, có thể theo nước chảy tràn hoặc trực di ra khỏi cùng rễ của cây gây thất thoát. Nguyên nhân là khi tưới xả sau khi bón phân nên xảy ra tình trạng phân chảy theo dòng nước ra ngoài vì tưới quá nhiều hoặc tưới những vị trí không cần tưới, đôi khi bị ảnh hưởng bởi mưa to thì cũng gây ra tình trạng chảy tràn.

Cơ cấu của đất có những khe hở, từ đó phân theo nước thấm xuống sâu ra khỏi vùng rễ của cây nên rễ không lấy được phân.

Do đặc tính đặc trưng của từng loại đất mà lượng phân bón được giữ lại cũng khác nhau. Như ở vùng đất cát thì lượng hút nước nhiều, vùng đất sét thì lượng giữ nước trong đất cao, nên khả năng phân bón len lỏi vào trong đất thì lại thấp vì thế cũng gây ra tình trạng thất thoát phân bón.

Xem thêm: Quy trình sử dụng phân bón Sitto cho cây hồ tiêu đạt năng suất cao​​​​

Thất thoát do dưỡng chất bị cố định không hữu dụng cho cây

Phân sau khi bón vào đất, dưỡng chất có thể bị cố định bởi một số chất có trong đất nên không còn hữu dụng cho cây. Như ở đất chua hay đất phèn, chất sắt (Fe) sẽ hòa tan nhiều vào dung dịch đất khi pH đất dưới 5,5; còn khi pH xuống thấp dưới 4,5 sẽ có cả nhôm (Al) hòa tan, các chất Fe, Al hòa tan này sẽ cố định dưỡng chất P khi phân được bón làm cây trồng không hút được P.

Trong đất chua, phần lớn P vô cơ kết hợp với sắt/nhôm tạo thành phosphat sắt [Fe(OH)2H2PO4], phosphat nhôm [Al(OH)2H2PO4] chúng ở dạng kết tủa hoặc kết tinh, độ tan rất ít.

Trong đất K tồn tại ở 3 dạng có thể chuyển hoá lẫn nhau: (1)- K nằm trong thành phần khoáng vật, dưới tác dụng của nước có hoà tan axit cacbonic, nhiệt độ, vi sinh vật, K được giải phóng ra cũng cấp cho cây: (2)- K trao đổi là K được hấp phụ trên bề mặt keo đất (chiếm 0,8-1,5% Kts trong đất); K hoà tan trong dung dịch đất (chiếm 10% K trao đổi).

Xem thêm: Nguyên tắc 5 đúng khi bón phân sầu riêng

Nguyên nhân thất thoát phân bón
Nguyên nhân thất thoát phân bón

Biện pháp khắc phục

Do bay hơi

  • Về mặt canh tác khi bón nên đưa Đạm xuống sâu, nhờ các keo đất giữ lại giúp giảm bớt sự bay hơi hoặc bà con có thể xới đất lên để lấp phân xuống dưới mặt đất.
  • Ngoài ra, bà con có thể chọn các loại phân có bổ sung một số hoạt chất ức chế thuỷ phân đạm hoặc các loại phân phóng thích chậm để làm giảm sự mất đạm.

Do chảy tràn hay thấm sâu (trực di)

  • Nếu ở ruộng lúa thì giữ nước trong ruộng tối thiểu 5 – 7 ngày sau khi bón phân và có đánh bùn khi làm đất để tạo tầng đế cày và hạn chế mất phân bón.
  • Nếu ở đất liếp vườn cây ăn trái, nên điều chỉnh lưu lượng nước tưới sau khi bón phân, không để nước chảy tràn hay tưới quá lâu làm thấm sâu làm mất phân.
  • Chọn những loại phân tan chậm hoặc phân phóng thích có kiểm soát hoặc chứa hoạt chất phân giải chậm để giảm thất thoát phân bón.

Xem thêm: Quy trình sử dụng phân bón Sitto cho cây hồ tiêu đạt năng suất cao

Do cố định không hữu dụng cho cây

Dùng phương pháp rửa loại bỏ các chất này ra khỏi đất hoặc bón vôi nâng cao pH để các chất này không hòa tan trong dịch đất gây sự cố định P. Ngoài ra, có thể chọn loại phân bón có bổ sung hoạt chất làm bất hoạt Fe, Al.

Áp dụng phương pháp chuyển hóa và cố định chất dinh dưỡng trong đất như:

  • Đất phèn: Bón vôi + Lân.

  • Đất sét: Bổ sung phân hữu cơ.

  • Đất nghèo dinh dưỡng: Bón phân hữu cơ, tăng hệ vi sinh, cân bằng dinh dưỡng và pH. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân giải phát triển. Trồng cây họ đậu tạo vi khuẩn cố định đạm. Trộn chung với chế phẩm Trichoderma.

Xem thêm: Bón phân cây có múi giai đoạn nuôi trái non

Phân bón Sitto

Phân bón Sitto ứng dụng những công nghệ gì để khắc phục những vấn đề trên, chúng ta tìm hiểu ngay sau đây:

Ứng dụng công nghệ N-Keep

Hoạt chất N-Keep [(n-Butyl) thiophosphoric triamide – NBPT] có tác dụng ức chế hoạt tính của men Urease trong thời gian tới 14-21 ngày, do vậy hạn chế quá trình chuyển hóa đạm từ phân Urê thành những chất khí NH3 hoặc bị nitrat hóa sau đó chuyển thành khí N2O, N2 bay đi, từ đó giúp giảm thất thoát, vì vậy giảm được lượng phân bón. Hoạt chất N-Keep chỉ tác động hiệu quả trên nhóm Urea - (NH2)2CO.

Phân bón Urea N46 (BL-HL) (Bao 40kg) - Chống thất thoát đạm tối đa
Phân bón Urea N46 (BL-HL) (Bao 40kg) - Chống thất thoát đạm tối đa

Ứng dụng công nghệ ANL

Hoạt chất ANL [Ammonium Nitrogen Loss - 3,4-Dimethylpyrazole phosphate (DMPP)] có tác động ức chế emzym Ammonia Mono Oxygenase, giúp kéo dài thời gian cung cấp đạm dạng Amon, ngăn chặn quá trình chuyển hoá thành khí NH3 và làm ức chế quá trình Nitrat hoá diễn ra gây thất thoát đạm và axit hoá gây chua đất. Hoạt chất ANL chỉ tác động hiệu quả trên nhóm đạm dạng Amôn (-NH4+).

Xem thêm: Tóm tắt vai trò của các hormone thực vật: Auxin, cytokinin và gibbrerellin

Ứng dụng công nghệ BiO3

Quá trình mặn hóa, phèn/chua hóa hiện đang làm giảm rõ rệt số lượng vi sinh vật trong đất, cụ thể là các nhóm vi sinh vật có ích như cố định nitơ, phân giải hữu cơ, phân giải lân, sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật,…và gián tiếp gây giảm năng suất cây trồng. Các vi sinh vật trong đất, đặc biệt là vi sinh vật vùng rễ có vai trò đặc biệt quan trọng với cây trồng, chúng tạo thành mối quan hệ hữu cơ, gắn bó trong một thể thống nhất.

Một số loại vi sinh vật có lợi đã được đưa vào công nghệ sản xuất phân bón như:

  • Vi sinh vật cố định đạm (Rhizobium, Bradyrhizobium), vi sinh vật cố định nitơ tự do (A. chroococcum, P. tinctorius),

  • Vi sinh vật phân giải lân (Pseudomonas sp, Achromobacter sp, A. polymixa, Bacillus sp),

  • Vi sinh vật kích thích sinh trưởng (E. cloaceae, A. radiobacter, A. bejerinckii, E. Aerogenes),

  • Vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh (B. subtilis, Pseudomonas sp, Bacillus sp).

  • Ngoài ra còn có một số chủng vi sinh vật có lợi khác như: Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Pseudomonas putida, Saccharomyces cerevisiace.

Phân bón của Sitto đã có bổ sung thêm 3 chủng vi sinh vật được gọi là BiO-3 đó là:

  • Vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ, giúp đất trồng tơi xốp, thoáng khí, phục hồi cấu trúc đất => tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ.

  • Vi sinh vật phân giải các chất khó tan và cố định trong keo đất, giúp cây trồng dễ dàng nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ đất.

  • Vi sinh vật đối kháng, đây là dòng vi sinh đối kháng lại nấm bệnh gây hại cây trồng, giúp cây trồng khỏe mạnh hơn.

Bổ sung vi lượng chealate

Trong hầu hết các dòng phân bón gốc Sitto từ Urea N46, Sitto Nitro N21 cho đến các dòng công thức NPK Sitto Phat đều được chú trọng bổ sung Kẽm (Zn chealate) và một số vi lượng thiết yếu khác, do đó khi bón vào đất chất kẽm này không tan trong nước nên không bị thất thoát, chỉ khi cây cần thì rễ tiết ra axit hòa tan dưỡng chất này và lúc đó cây trồng hấp thụ được. Vì vậy sẽ giảm thất thoát, nhất là những chất vi lượng kẽm và một số vị lượng khác.

Xem thêm: Bón phân cho cây cà phê cân đối đầy đủ đa, trung, vi lượng

Bảng cho sánh các ưu điểm nổi bậc với phân bón cùng loại khác
Bảng cho sánh các ưu điểm nổi bậc với phân bón cùng loại khác

Bộ công nghệ N-KEEP&ANL +BiO3 giúp:

  • Giảm lượng phân bón sử dụng từ 40-50%.

  • Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm, làm chậm quá trình chuyển hóa phân đạm, giảm thất thoát đạm dưới cả hai dạng NH4+ và NO3-. Tăng thời gian và khả năng hấp thu đạm cho cây trồng.

  • Thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật sẵn có trong đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất, đất trồng màu mỡ, tơi xốp.

  • Cây trồng dễ dàng hấp thu các thành phần phức hợp có sẵn trong đất và phân bón, đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất (phân giải lân, cellulose,…) trong phân bón nhanh và hiệu quả hơn.

  • Thúc đẩy phát triển bộ rễ, tăng sinh trưởng, giúp cây trồng khỏe mạnh, phát nhanh, xanh bền.

  • Tăng sức đề kháng bệnh, tăng khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi như hạn mặn, nóng lạnh,…

  • Tăng năng suất cây trồng.

Xem thêm: Kiến thức thổ nhưỡng – đất đai

Phân bón Sitto ứng dụng những công nghệ hiện đại


Phân bón gốc không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thịnh vượng của cây trồng. Với sự chọn lựa đúng loại phân bón gốc không chỉ đảm bảo năng suất mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Hãy để phân bón gốc là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình chăm sóc cây trồng, giúp vườn cây thêm khỏe mạnh, năng suất cao.


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ