Thổ nhưỡng là gì: Đặc điểm, yếu tố hình thành, vai trò của thổ nhưỡng, đất đai
  • Đăng vào 1/8/2024 10:20:18 AM

Thổ nhưỡng là gì: Đặc điểm, yếu tố hình thành, vai trò của thổ nhưỡng, đất đai

Kiến thức thổ nhưỡng – đất đai

Thổ nhưỡng là một thuật ngữ Hán Việt  là chỉ đất mềm, xốp và thuận lợi cho việc trồng trọt. Trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh học, thổ nhưỡng là lớp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật. Có thể hiểu đơn giản, khi cần tìm hiểu thổ nhưỡng là gì, chúng ta đề cập đến độ phì nhiên của đất. Sự đa dạng và phong phú của chất dinh dưỡng trong thổ nhưỡng cung cấp một môi trường lý tưởng cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Phân bón gốc - Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng

Tìm hiểu về thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng là gì? Thổ nhưỡng chỉ là lớp đất mềm, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng trong đất, có thể canh tác và trồng trọt được. Thổ nhưỡng là nơi mà thực vật có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Có thể đánh giá độ phì nhiên của đất dựa vào khả năng cung cấp nhiệt độ, nước, không khí, và chất dinh dưỡng cho thực vật. Vậy nên thổ nhưỡng không chỉ là đất dễ làm ra các loại cây trồng, mà còn là nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ sự phồn thịnh và bền vững của hệ sinh thái.

Thổ nhưỡng là nơi mà thực vật có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Thổ nhưỡng là nơi mà thực vật có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh

Bốn đặc điểm chung của thổ nhưỡng Việt Nam

  • Thổ nhưỡng Việt Nam mang tính nội chí tuyến gió mùa ẩm, tính địa đới rõ rệt thể hiện trong quá trình hình thành đất feralit đỏ vàng các loại.

  • Thổ nhưỡng Việt Nam đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất

  • Thổ nhưỡng Việt Nam có sự phân hóa không gian địa đới và phi địa đới

  • Thổ nhưỡng Việt Nam cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý để tránh bị thoái hóa, bạc mầu.

Thổ nhưỡng Việt Nam mang tính nội chí tuyến gió mùa ẩm, tính địa đới rõ rệt

  • Quá trình phong hóa hình thành đất feralit diễn ra mạnh mẽ ở vòng đai nội chí tuyến gió mùa.
  • Quá trình feralit chịu tác động của quy luật đai cao

Đặc điểm chung của đất feralit

  • Thành phần khoáng sơ cấp ít.

  • Đất có màu đỏ và vàng (Fe, Al).

  • Đất có khả năng hấp thụ kém, thành phần cơ giới nặng, nhiều thành phần tử mịn.

  • Đất chua vì chứa nhiều axit, tầng mùn

Xem thêm: Một số biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở cây cà phê

Thổ nhưỡng Việt Nam mang tính nội chí tuyến gió mùa ẩm, tính địa đới rõ rệt
Thổ nhưỡng Việt Nam mang tính nội chí tuyến gió mùa ẩm, tính địa đới rõ rệt

Thổ nhưỡng Việt Nam đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất

Theo Phân loại đất của Hội khoa học đất Việt Nam dựa theo hệ thống phân vị của FAO-UNESCO có 19 nhóm và 54 đơn vị đất. Thổ nhưỡng Việt Nam đa dạng và phức tạp là do nhiều nhân tố tạo nên như:

Khí hậu

Nhiệt độ, độ ẩm làm đá gốc bị phá hủy trở thành sản phẩm phong hóa à phong hóa thành đất, ảnh hưởng đến sự hòa tan-rửa trôi, tích tụ đất và tạo môi trường để sinh vật phát triển mạnh à cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. 

Chế độ nhiệt

  • Miền Bắc bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, làm cho khí hậu lạnh, nhiệt độ không khí xuống thấp < 20ºC, thậm chí xuống thấp tới ≤ 15ºC (trời rét).

  • Ở các tỉnh phía Nam, từ đèo Cả trở vào, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rất yếu, nên ở đây không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 26 – 27ºC, quanh năm nóng, điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Chế độ mưa và độ ẩm không khí:

  • Lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.000 mm/năm, có nơi rất cao 2.500 – 3.000 mm/năm (Sa Pa, Tam Đảo, Móng Cái, Kỳ Anh…)  

  • Độ ẩm không khí tương đối cao 80-85 %

Quá trình hình thành đất ở Việt Nam chủ yếu là quá trình feralít, phát sinh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm, nắng nóng, mưa nhiều. Ở những vùng mưa nhiều thì hàm lượng Fe trong đất ít nên đất có màu vàng mạnh hơn.

Xem thêm: Dấu hiệu thiếu trung vi lượng Mg, Zn, Mn và cách bổ sung hiệu quả

Địa hình

Việt Nam có diện tích đất đai miền đồi núi độ cao trên mặt biển từ 100 –3.143 m, chiếm ¾ diện tích đất đai toàn quốc. Diện tích đồng bằng các châu thổ phù sa chiếm ¼ diện tích tự nhiên toàn quốc.

  • Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phá hủy đá diễn ra chậm => quá trình hình thành đất yếu.

  • Điạ hình dốc đất dễ bị xói mòn, tầng đất mỏng.

  • Ở vùng đồng bằng quá trình bồi tụ là chủ yếu, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng

Diện tích đất đai phân bố theo độ cao ở Việt Nam:

  • Từ 2.000 - 3.143 m: đất mùn alít núi cao (280.714 ha)

  • Từ 800 - 2.000m: đất mùn đỏ vàng trên núi (3.5 triệu ha)

  • Từ 100 - 800m: đất nhiệt đới feralit đỏ vàng (20.4 triệu ha)

Trong đó:

  • Đất núi thấp và đồi (14.7 triệu ha)

  • Đất núi và cao nguyên bazan (1.3 triệu ha)

  • Đất núi và cao nguyên đá vôi (1.2 triệu ha)

  • Ngoài ra là đất núi, cao nguyên trên các đá khác

Càng lên cao thì tầng thảm mục càng dày hàm lượng mùn ở tầng đất mặt càng cao, đồng thời cường độ phong hoá đá hình thành đất, đặc biệt là phong hoá hoá học càng giảm dần theo độ cao. Càng lên cao thì lượng mưa hàng năm càng cao, mùa mưa càng kéo dài, và độ ẩm không khí càng cao, thì quá trình alít hình thành đất diễn ra càng đậm nét hơn.

Ví dụ: Thị xã Lào Cai, nằm ở độ cao 990 m, có lượng mưa 1.764,4 mm/năm, độ ẩm không khí 86 %. Quá trình hình thành đất chiếm ưu thế là quá trình feralít. Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai) nằm ở độ cao 2.170 m, có lượng mưa hàng năm >3.500 mm, mùa mưa kéo dài 8 tháng (từ T4 đến T11) độ ẩm không khí 90 %. Quá trình hình thành đất alít chiếm ưu thế

Đá mẹ - Mẫu chất

Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc. Có vai trò là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lý, hóa của đất. Các loại đá mẹ hình thành đất ở Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm cơ bản:

  • Nhóm đá mác ma:

  • Tro núi lửa

  • Đá mác ma: gabbro, đá bazan, đá granite, rhyolite

  • Nhóm đá trầm tích: Các loại đá trầm tích: đá mác ma, đá vôi, đá phiến thạch sét, thạch anh, đá cát (sa thạch).

  • Nhóm đá biến hình: Như đá phiến thạch mica, đá gnai v.v

Các mẫu chất trầm tích phù sa sông và biển, như:

  • Đất trên sản phẩm bồi tụ phù sa sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đồng Nai giàu chất khoáng dinh dưỡng.

  • Ở dải đồng bằng dọc ven biển các tỉnh miền Trung, do các sản phẩm phù sa bồi tụ nhiều hạt cát, nghèo các chất dinh dưỡng.

Sinh vật

Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

  • Thực vật: Cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất

  • Rễ cây phá hủy đá.

  • Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật tổng hợp thành mùn.

  • Động vật: sống trong đất làm biến đổi tính chất đất.

  • Tổng hợp và phân giải chất hữu cơ. Tăng độ phì nhiêu cho đất

Trên đất ngập mặn vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, rừng ngập mặn hàng năm đã trả lại cho đất từ 10 – 12 tấn chất hữu cơ, từ các cành rơi, lá rụng và hàng tấn rễ cây. Rừng tràm phân bố tự nhiên trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, thường xuyên bị ngập nước, cho nên đã tích luỹ được 1 khối lượng lớn chất hữu cơ từ rừng tràm, theo thời gian, có nơi tầng chất hữu cơ trở thành tầng than bùn dày từ 40 – 100 cm.

Thời gian

Thời gian hình thành đất là tuổi đất. Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.

  • Đất ở đồi núi: 65 triệu năm

  • Đất đồng bằng: 1-2 triệu năm

Con người

  • Tác động tích cực: cải tạo đất, lấn biển, thau chua, rửa mặn, bón phân, làm thủy lợi, chọn giống, làm ruộng bậc thang.

  • Tác động tiêu cực: độc canh, cày bừa không đúng kỹ thuật, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp cho các mục đích khác.

Thổ nhưỡng Việt Nam có sự phân hóa không gian địa đới và phi địa đới

Tính đa dạng và phức tạp của thổ nhưỡng VN chịu sự tác động của các quy luật địa lý cơ bản, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Lãnh thổ nước ta có tính bán đảo hẹp ngang, nhiều đồi núi, các đới địa lý khó biểu hiện trực tiếp mà thông qua tác động của khí hậu địa đới lên trên các nhân tố phi địa đới khác là địa hình, nham thạch, tương tác biển và đất liền

Thổ nhưỡng Việt Nam cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý

Thực trạng đất Việt Nam hiện nay suy thoái nghiêm trọng:

  • Đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu. Nguyên nhân:

  • ¾ diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn (1.800-2.000 mm/năm) tập trung vào 4-5 tháng mùa mưa với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa năm.

  • Do dân số gia tăng làm mất rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác không hợp lí.

  • Chăn thả quá mức

  • Tình trạng hoang mạc hoá, cát bay, mất cân bằng dinh dưỡng đất đang diễn ra,...

  • Tình trạng sa mạc cục bộ hiện đã xảy ra trên 7,85 triệu ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, và Nam Trung Bộ.

Ở Việt Nam xuất hiện 6 quá trình sa mạc hóa chủ yếu:

  • Đất bị thoái hóa nghiêm trọng do phá rừng vùng đồi núi

  • Nạn cát bay vùng bờ biển

  • Đất bị mặn hóa

  • Đất bị phèn hóa

  • Đất thoái hóa do canh tác nông nghiệp quá mức

  • Đất thoái hóa do khai thác mỏ bừa bãi

Đặc điểm chung của đất Việt Nam

Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. Nước ta có ba nhóm đất chính:

Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

  • Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

  • Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

  • Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

  • Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

  • Thích hợp trồng cây công nghiệp

Nhóm đất mùn núi cao:

  • Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
  • Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

  • Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

Nhóm đất phù sa sông và biển

  • Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

  • Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

  • Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..

  • Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

Nhóm đất feralit vùng núi thấp - Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất feralit vùng núi thấp - Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ