Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa (chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng). Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác
Sulfat đồng (CuSO4.5H2O) mà bà con nông dân thường gọi phèn xanh có tính acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh hay bổ sung đồng cho cây trồng thường dễ gây hại làm cháy lá, hại cho hoa. Vì vậy không nên dùng riêng Sulfat đồng để phun mà phải pha với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô). Trong đó dung dịch Boóc-đô (Bordaux) 1% là loại thuốc trừ bệnh phổ rộng, diệt được nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt hại lá cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét, thối thân, xì mủ trên các cây ăn quả cũng như cây công nghiệp; bệnh mốc sương Phythophthora infestans trên cà chua, khoai tây; bệnh ghẻ trên táo; Plasmophora viticola trên nho. Nhưng thuốc ít có hiệu lực trừ các bệnh thuộc nhóm nấm phấn trắng Erysiphe.
Xem thêm: Nhận dạng triệu chứng thiếu trung vi lượng trên cây hồ tiêu
Nguyên liệu để pha chế dung dịch Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4.5H2O (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra dung dịch Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm nhưng rất độc với cá (nên không phun xuống ruộng có nuôi cá kết hợp, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ).
Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau. Thông dụng nhất là nồng độ 1% (1:1:100).
Xem thêm: Quy trình sử dụng phân bón Sitto cho cây hồ tiêu đạt năng suất cao
Muốn pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô nồng độ 1%, bà con thực hiện theo cách tốt nhất như sau:
Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa (chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng). Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).
Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi, đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được.
Kiểm tra dung dịch vừa pha chế: Lấy một cây đinh khoảng 5 phân, còn mới hoặc đã được mài bóng (cũng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Lấy đinh (hoặc mũi dao) ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh (mũi dao), để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn chua (độ pH thấp) dễ gây hại cho cây trồng. Điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu (có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm là đạt).
Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.
Lưu ý:
Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó
Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
Xem thêm: Dấu hiệu thiếu trung vi lượng Ca-Bo và cách bổ sung hiệu quả
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Xem thêm
Đăng vào 07/12/2023 4:22:26 CH