Quy trình phòng trừ bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh) trên cây bưởi, cam, quýt
  • Đăng vào 20/11/2023 3:46:43 CH

Quy trình phòng trừ bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh) trên cây bưởi, cam, quýt

Quy trình phòng trừ bệnh greening (vàng lá gân xanh) trên cây bưởi, cam, quýt

 

Nguyên nhân gây bệnh greening trên cây có múi

 

Bệnh vàng lá gân xanh (bệnh greening) do vi khuẩn liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm vector lan truyền bệnh, ngoài ra còn lây lan qua mắt ghép.

Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến sinh trưởng của cây, đến năng suất, phẩm chất trái.

Xem thêm: Bệnh loét hại cây có múi và biện pháp phòng trừ

Nguyên nhân gây bệnh greening
Nguyên nhân gây bệnh greening

Cách phòng và trị bệnh greening trên cây có múi

Để phòng trừ bệnh Greening trên cây có múi (Bưởi, câm, chanh, quýt…) phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới đem lại hiệu quả cao.

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây quýt
Bệnh vàng lá gân xanh trên cây quýt

Phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)

 

Tiến hành phòng trừ rầy bằng thuốc hóa học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%, Bassa, confidor… phun 500-600 lít nước thuốc đã pha/ha. Phun định kỳ bảo vệ các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.

  • Trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi Rầy chổng cánh. Nuôi thả kiến vàng Oecophylla smaragdina trên vườn hạn chế mật số rầy chổng cánh.
  • Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh nặng đem đốt, lưu ý các dụng cụ chăm sóc khi đem dùng cho cây khác phải được khử trùng bằng cồn cao độ.
  • Đối với những cây có biểu hiện bệnh thì tiêm thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn Liberobacter asiaticum (gây bệnh Greening trên cây có múi) như sau:
  • Sử dụng kháng sinh Tetracyclin, để tiêm áp lực vào thân (đường kính thân cách mặt đất 20-25 cm tối thiểu phải trên 10 cm). Nồng độ sử dụng: 1-2 g/lít nước. Liều lượng dùng 0,5 lít/lần tiêm. Thực hiện tiêm kháng sinh vào thân cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Sau 4-8 tháng tiêm thuốc tỷ lệ ra chồi phục hồi có thể đạt 90%.

Xem thêm: Cách phòng và trị bệnh thối nhũn trái trên cây mít

Rầy chổng cánh
Rầy chổng cánh

Bón phân cân đối

  • Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh của cây.
  • Sau khi thu hoạch bón phân vi lượng SITTO-V KẼM CAMIX (CÂY CÓ MÚI) với lượng 30-45 kg/ha.
  • Kết hợp phun phân bón lá SILIC THÁI giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe; giúp cây chống chịu sâu bệnh. Pha 500 ml SILIC THÁI với 400-500 lít nước phun cho 1 ha. Định kỳ 20-25 ngày phun 1 lần trong thời gian nuôi trái đến trước khi thu hoạch 20 ngày.
  • Với những cây đã cắt bỏ cành bệnh và tiêm thuốc kháng sinh thì kết hợp phun SITTO FOPRO 30-10-10+TE và SITTO FULVIX. Liều lượng như khuyến cáo của Công ty Sitto Việt Nam.

Xem thêm: Phòng ngừa nấm bệnh sầu riêng

SILIC THÁI (Chai 500ml)
SILIC THÁI (Chai 500ml)
SITTO-V CAMIX (Cây Có Múi) (Xô 18kg)
SITTO-V CAMIX (Cây Có Múi) (Xô 18kg)
Quy trình phòng trừ bệnh greening (vàng lá gân xanh) trên cây bưởi, cam, quýt
Quy trình phòng trừ bệnh greening (vàng lá gân xanh) trên cây bưởi, cam, quýt

Lưu ý: Phân bón lá, thuốc BVTV nên pha chung với sản phẩm Sitto Tincture Biocean (Impress 80) để tăng hiệu quả sử dụng cho tất cả các hoạt chất. Pha Impress với nước trước, sau đó mới pha phân bón lá hoặc thuốc BVTV theo liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì sản phẩm.

PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM

 

Xem thêm

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ