Đất nhiễm mặn là gì: Cách xử lý, giải pháp khắc phục ảnh hưởng trên cây trồng
  • Đăng vào 12/19/2023 10:21:51 AM

Đất nhiễm mặn là gì: Cách xử lý, giải pháp khắc phục ảnh hưởng trên cây trồng

Đất nhiễm mặn - Giải pháp khắc phục ảnh hưởng của nhiễm mặn trên cây trồng

Đất nhiễm mặn, một vấn đề mang tính thách thức đối với sự phát triển bền vững, đang ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng nghiên cứu và những người quan tâm đến môi trường. Cùng Sitto Việt Nam tìm hiểu giải pháp khắc phục ảnh hưởng của nhiễm mặn trên cây trồng.

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất bị ảnh hưởng bởi nước mặn (nước có hàm lượng muối cao) gọi là đất nhiễm mặn. Nước mặn không chỉ có muối mà còn có các khoáng chất và muối khoáng khác, khi tiếp xúc với đất, có thể làm giảm chất lượng và khả năng sử dụng của đất. Đồng thời, nước mặn cũng có thể gây hại cho cây trồng và môi trường.

Đất nhiễm mặn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, như nước biển tràn vào đất liền, nước mặn từ nguồn nước ngầm tăng lên, hoặc các hoạt động con người như sử dụng nước mặn trong nông nghiệp mà không có biện pháp xử lý thích hợp.

Cây trồng trên đất nhiễm mặn thường khó hấp thụ nước và chất dinh dưỡng do phải cạnh tranh với muối. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mặn độc cho cây trồng, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

Việc quản lý và xử lý đất nhiễm mặn là một vấn đề nan giải, và nhiều nghiên cứu và dự án đang được thực hiện để tìm ra các phương pháp hiệu quả để phục hồi và bảo vệ đất nhiễm mặn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xem thêm: Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm phù hợp cho tất cả cây trồng vùng khô hạn

Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn
Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn

Ảnh hưởng xâm nhập mặn và biện pháp khắc phục

Thời gian qua, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng….thường xuyên cập nhật ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán sát sao và kịp thời. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô năm 2019 – 2020 làm cho tình hình xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang diễn biến phức tạp, được dự báo sẽ thiếu nước trầm trọng, khả năng cao xâm nhập mặn sẽ gia tăng, sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung. Cho nên, bà con cần phải tự chủ động trong canh tác, sản xuất để giúp cây trồng tránh được các tác hại do nhiễm mặn gây ra bằng các biện pháp: kỹ thuật, sinh học và kể cả kết hợp cả hai. Đồng thời nắm rõ những biểu hiện của cây trồng bị ảnh hưởng mặn để có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

  • Đối với Cây ăn trái: bị nhiễm mặn, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống rễ, rễ cây không thể hút được nước do nồng độ muối cao làm rễ cây không thể hút nước vào bên trong được, không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến cây bị rối loạn sinh lý, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. Khi cây bị nhiễm mặn, khả năng chống chịu bệnh kém nên thường dễ bị các tác nhân của nấm bệnh khác tấn công, gây thiệt hại nặng thêm.

  • Đối với cây lúa và rau màu: triệu chứng ngộ độc mặn là sẽ làm cho chóp lá bị cháy, do khi cây hút nước mặn thải ra ở chóp lá sẽ đọng lại những độc chất Na+ (muối) trên mặt lá, dưới tác động của ánh nắng mặt trời sẽ làm cho lá bị cháy từ chóp lá. Ion Na+ trong đất và nước cao sẽ làm cho rễ cây lúa không hút được nước, dẫn tới không hút được Đạm và Kali, do đó khi bị ngộ độc mặn cây lúa sẽ thiếu đạm và kali. Vào giai đoạn lúa trỗ, quan sát thấy 2 vỏ trấu màu trắng, không có hạt do không thụ phấn được cho là biểu hiện cây lúa bị ngộ độc mặn.

Đất nhiễm mặn ảnh hưởng đến cây trồng
Đất nhiễm mặn ảnh hưởng đến cây trồng

Công ty Sitto Việt Nam tư vấn giải pháp

  1. Biện pháp hạn chế:

  • Chủ động gia cố bờ bao, ngăn đập, trữ nước trong mương, hồ, ao, trong túi nylon đối với chân đất không giữ được nước vào mùa khô.

  • Kiểm tra nồng độ mặn trước khi lấy nước vào để dự trữ hay tưới tiêu.

  • Không sử dụng nước có độ mặn lớn hơn 2‰ để tưới, phun cho cây trồng.

  • Sử dụng phân bón có chứa silic nhằm nâng cao sức chống chịu hạn mặn cho cây trồng.

  • Giảm nhu cầu nước của cây bằng cách tỉa bớt cành lá, không để cây mang hoa - trái, giữ cỏ và che phủ đất để giảm lượng nước mất đi qua bốc thoát hơi.

  1. Biện pháp khắc phục:

  • Sử dụng phân Kali trắng Sitto SOP (không nên dùng Kali đỏ hay Kali Clorua) để bón, dùng Sitto Fopro 12-3-43+TE phun qua lá nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+.

  • Tăng cường phân hữu cơ cho đất Sitto Phat Uro-1, Humic Total, Fulvix phun qua lá, nhằm tăng cơ chất giữ ẩm, giữ dinh dưỡng trong thời gian khô hạn, không cung cấp được nước, phân bón do nhiễm mặn.

  • Sử dụng Ultra-Green (CaO 40%) phun đều khắp mặt đất (hoặc bón một số dạng phân có chứa Ca++ như CaO, CaCO3, CaSO4, Ca(NO3)2) cho cây trồng, giúp tăng khả năng tích lũy nồng độ Proline cao để điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.

  • Cần ưu tiên sử dụng phân Đạm gốc amon (NH4+) như sử dụng Sitto Nitro-N21 để hạn chế độc Na+ và Sitto Fomic PK 52-34+TE dạng phân Lân dễ tiêu để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

  • Sử dụng các dòng phân bón NPK Sitto Phat, vì có bổ sung Silic. Silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K+/Na+ và giảm lượng hút Na+ của cây trồng, hạn chế ngộ độc mặn.

  • Sử dụng kết hợp các sản phẩm phân bón lá Amine, Silic TháiAmino Max 2 vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cũng giúp cho cây trồng đủ sức vượt qua được tác hại do mặn gây ra khi bộ rễ không hút đủ dinh dưỡng, đồng thời cũng làm tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận như nóng, hạn, bao gồm cả hạn sinh lý do mặn gây ra.

Xem thêm: Quản lý nước cho lúa hiệu quả

Sử dụng kết hợp các sản phẩm phân bón lá của Sitto để xử lý đất nhiễm mặn
Sử dụng kết hợp các sản phẩm phân bón lá của Sitto để xử lý đất nhiễm mặn

Bà con nên thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, các thông tin dự báo xâm nhập mặn nhằm ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả vào hệ thống, áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến (tưới phun sương, tưới nhỏ giọt), tiết kiệm nước ở những nơi có điều kiện. Chúc bà con thành công!!

Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Sitto Việt Nam

Để cập nhật tin tức nhanh chóng và tìm kiếm sản phẩm, kỹ thuật canh tác mới nhất. Hãy liên kết ngay với trang Zalo Sitto Việt Nam. Bằng cách nhấn vào link sau: http://zalo.me/4566928796890506085. Sau đó bấm chọn nút "QUAN TÂM"


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ