Xâm nhặp mặn và các giải pháp hạn chế tác hại trong sản xuất nông nghiệp
  • Đăng vào 12/19/2023 4:56:27 PM

Xâm nhặp mặn và các giải pháp hạn chế tác hại trong sản xuất nông nghiệp

Xâm nhặp mặn và các giải pháp hạn chế tác hại trong sản xuất nông nghiệp

Cây lúa chịu được mặn trong giai đoạn nảy mầm, mẫn cảm trong giai đoạn cây non (khoảng 1-2 lá), có khả năng chịu mặn trong giai đoạn đẻ nhánh, nhưng lại mẫn cảm trong thời kỳ trổ bông. Do vậy, áp dụng các biện pháp canh tác trong đó có việc sử dụng phân bón phải có vai trò điều chỉnh môi trường đất sao cho độ mặn trong dung dịch đất phải luôn ở dưới ngưỡng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Xem thêm: Quản lý dinh dưỡng cho lúa

Khái niệm về đất mặn và đất nhiễm mặn trong nghiệp

Theo quan điểm nông nghiệp, Đất mặn là đất đó có tồn tại các loại muối hòa tan ở một nồng độ cao hơn bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các loại muối hòa tan muối phổ biến nhất hiện nay trong đất mặn là clorua và sunphat của canxi, natri và magiê (như NaCl, Na2SO­4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3….). Natri và Clorua là các ion chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các loại đât mặn.
Đất bị nhiễm mặn là do sự tích tụ quá mức bình thường của các loại muối hòa tan trong đất với các ion Cl­-, SO42-, Ca2+, Mg2+, K+, Na+…

Tác hại của sự nhiễm mặn

Xâm nhập mặn, hay đất bị nhiễm mặn, là tình trạng mà hàm lượng muối vượt quá mức cho phép do nước biển xâm nhập vào đất liền. Điều này thường xảy ra khi có triều cường, nước biển dâng, hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo muối, bị kết cấu đất giữ lại, gây hiện tượng mặn.

Tác hại của xâm nhập mặn rất đáng kể. Nước mặn không thích hợp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, gây ảnh hưởng đến vệ sinh, sản xuất nông nghiệp, và kinh tế địa phương. Các loại cây trồng và thủy sản không thích nghi được với môi trường mặn, dẫn đến sự giảm giá trị sản xuất và thu nhập của nông dân. Đồng thời, nước mặn còn làm hại cấu trúc đất và gây chết cây.

Xâm nhập mặn là một thách thức nghiêm trọng đối với cộng đồng, đòi hỏi sự hiểu biết và giải pháp hiệu quả để giữ gìn nguồn nước ngọt và ngăn chặn tác động tiêu cực của xâm nhập mặn.

Xem thêm: Quản lý nước cho lúa hiệu quả

Tác hại của sự nhiễm mặn
Tác hại của sự nhiễm mặn

Nguyên nhân của sự nhiễm mặn

Nguyên nhân xâm nhập mặn bao gồm biến đổi khí hậu, hoạt động con người như khai thác đất, phá rừng, và xây dựng công trình thủy lợi. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và tăng nhiệt độ làm thay đổi chế độ dòng chảy sông, làm giảm nguồn nước ngọt. Sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm và thiếu bổ sung cần thiết làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Xem thêm: Lúa - Giai đoạn đầu sinh trưởng

Nguyên nhân gây ra sự nhiễm mặn
Nguyên nhân gây ra sự nhiễm mặn

Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển.

Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng của nước biển. Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão, vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt của các sông có lưu lượng thấp chảy ra biển, nước ngọt không đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều mạnh. Nước mặn cũng có thể theo các mao mạch, đường nứt của đất, đi qua các con đê biển thấm sâu vào trong nội đồng. Đây cũng là quá trình mặn hóa đất đai chủ yếu đang diễn ra ở nước ta. Thành phần muối ta trong đất mặn nước ta giống thành phần muối tan của nước biển.
Xem thêm: Một số biện pháp để sản xuất lúa Thu Đông đạt hiệu quả, giảm chi phí

Quá trình mặn hóa lục địa

Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl2, CaCl2…mới bị hòa tan, nhưng cũng không được vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm. Do điều kiện khô hanh và mực nước ngầm cạn, muối được di chuyển và tập trung lên lớp mặt do quá trình bốc hơi và thoát hơi nước.
Các nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là:

  • Dâng nước mao quản từ nước ngầm (nguyên nhân chính).
  • Do gió chuyển muối cùng bụi từ biển và các hồ nước mặn.
  • Do giáng thủy rửa trôi muối từ nơi có địa hình cao xuống thấp.
  • Do sự khoán hóa xác thực vật ưu mặn, trong chúng có chứa nhiều muối.
  • Do sự tưới tiêu không hợp lí của con người.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây lúa đạt năng suất cao

Quá trình mặn hóa thứ sinh

Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn lượng mưa rất thấp (200 – 500 mm/năm), nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến. Do việc quản lí đất và dùng nguồn nước bị nhiễm mặn, nền tầng đất mặt bị nhiễm mặn, như vậy do tác động nhân sinh đã làm mặn hóa tầng đất mặt.

Hiện trạng xâm nhập mặn hiện nay

Tổng diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến này là gần 139.000 ha; trong đó, 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%), 43.000 ha thiệt hại từ 30-70% năng suất (chiếm 31%) và 9.800 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 7%). Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Cà Mau: 49.343 ha, Kiên Giang: 34.093 ha, Bạc Liêu: 11.456 ha và Bến Tre: 13.844 ha.

Trong thời gian tới, nhiều diện tích lúa Đông Xuân sẽ tiếp tục được thu hoạch (hiện tại đã thu hoạch được hơn 40% diện tích); do vậy, diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán sẽ không nhiều, dự kiến khoảng 46.000 ha.

Đối với vụ Hè Thu 2016, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6/2016, toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực.


Kỹ thuật bón phân hạn chế tác hại của mặn

Đối với cây lúa

Cây lúa chịu được mặn trong giai đoạn nảy mầm, mẫn cảm trong giai đoạn cây non (khoảng 1-2 lá), có khả năng chịu mặn trong giai đoạn đẻ nhánh, nhưng lại mẫn cảm trong thời kỳ trổ bông. Do vậy, áp dụng các biện pháp canh tác trong đó có việc sử dụng phân bón phải có vai trò điều chỉnh môi trường đất sao cho độ mặn trong dung dịch đất phải luôn ở dưới ngưỡng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. 

Đối với cây ăn quả

Phân bón Sitto cho giải pháp khắc phục nhiễm mặn

Nguy cơ

Giải pháp

Sản phẩm Sitto

Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn

Chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.

Sand-Dune 60

Khi đã bị nhiễm mặn

(1)- Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4),
(2)- Bón một số dạng phân có chứa Ca2+ như: CaO, CaCO3, CaSO4, Ca(NO3)2

Top Green(2)
Quick-Pro(2)
Phats-Pro(2)

Nếu hạn, mặn kéo dài

(1)- Cần phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước)
(2)- Hormone và Humate.
(3)- Không tưới nước có độ mặn > 2 g/lít.
(4)- Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm

Amine(2)
Nano-S(2)
Fulvix(2)
Nông phú 666(2)
Sand-Dune 60

 

Phòng kỹ thuật công ty Sitto Việt Nam


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ