Khoai mì (sắn) là cây lấy củ ngày càng quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm và nhiên liệu sinh học. Nhu cầu khoai mì đang ngày càng tăng, lợi nhuận do khoai mì mang lại đang cao hơn so với các cây trồng khác. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.
Đạm cần cho cấu tạo vật chất hữu cơ, phát triển thân cành và đặc biệt là lá non. Cây mì phản ứng mạnh với phân đạm tới một lượng tối thích nhất định, mức độ đó còn phụ thuộc vào mức độ các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là Kali. Dư thừa đạm thúc đẩy phát triển thân lá và giảm phát triển củ, tăng tỷ lệ HCN và giảm tỷ lệ tinh bột trong củ.
Cây mì ưa hấp thụ đạm dưới dạng NH3. Khi trồng sắn công bón phân, khả năng cung cấp đạm phụ thuộc vào sự phân hủy vật chất hữu cơ và khu hệ vi sinh vật đất. Nhu cầu đạm nhiều nhất để hình thành và phát triển thân lá. Đến tháng thứ 6 sau trồng, cây mì đã hấp thu 94% nhu cầu đạm của chu kỳ sinh trưởng. Phản ứng với đạm thể hiện rõ rệt ở các vùng đất trồng sắn của châu Á hơn châu Mỹ Latinh và châu Phi.
Triệu chứng thiếu đạm, biểu hiện rõ rệt trên đất cát và đất có tỷ lệ chất hữu cơ thấp. Thiếu đạm làm cho sinh trưởng của cây giảm rõ rệt, thân, cành, lá nhỏ và lá có màu vàng. Vì vậy, năng suất củ bị giảm rõ rệt. Ngược lại, bón quá nhiều đạm làm cho sinh trưởng thân lá tăng 11 % nhưng lại làm giảm năng suất củ tới 41 % (hiện tượng sắn bị lốp). Lượng đạm bón tối ưu tùy thuộc vào đất và giống sắn. Lượng đạm vô cơ bón cho sắn thay đổi trong phạm vi 50-100 kg/ha. Thời gian sắn đòi hỏi đạm nhiều nhất là lúc phát triển thân lá.
Lân có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống, là thành phần quan trọng trong các tế bào sống. Nó giúp cho quá trình photphoril hóa Cacbonhydrat để hình thành nên tinh bột. Nhu cầu về lân trong dung dịch đất của cây mì thấp hơn các cây cốc, cây bộ đậu và khoai tây. Bởi vì khả năng hấp thụ lân từ đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp của cây mì tốt là nhờ sự cộng sinh của nấm - rễ Mycorrhizae.
Phản ứng của sắn với bón lân tùy thuộc vào hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, quần thể nấm Mycorrhizae và giống sắn. Điều kiện đất chua và kiềm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lân cho cây. Giữa NP và PK có tác động mang tính chất bổ sung. Trong đất rất nghèo lân với lượng lân là thành phần của tế bào sống.
Lân giúp cho việc phosphoril hóa các hidrat cacbon và chuyển chúng thành tinh bột. Lân là nguyên tố khoáng hết sức quan trọng đối với cây mì, nhưng sắn chỉ cần lân với lượng nhỏ. Cây mì có thể sử dụng tốt lượng P dự trữ trong đất, trong khi cây trồng khác nhất thiết phải bón P.
Với sắn có thể đạt năng suất tối đa khi dung dịch đất có hàm lượng lân là 0,015-0,025 ppm, trong khi ngô và cây bộ đậu cần 0,06 ppm, khoai tây cần 0,2 ppm..
Trong đất, P bị giữ chặt nếu đất quá chua hoặc đất kiềm. Nếu đất rất ngèo lân, thì bón phân lân làm tăng năng suất mạnh và tăng cả hàm lượng bột trong củ. Lượng lân bón cho sắn là từ 40-80 kg/ha. Bón thừa lân không làm giảm năng suất sắn.
Kali có vai trò vận chuyển hydratcacbon từ thân, lá về củ, đó là vai trò quan trọng nhất trong việc bón phân cho sắn. Sau mỗi vụ trồng, cây mì lấy đi từ đất lượng kali rất lớn nhưng nó cũng trả lại đáng kể thông qua các lá rụng. Tác động qua lại giữa N và K bao giờ cũng quan trọng.
Khi dinh dưỡng kali không đủ, đạm làm giảm năng suất. Trong một giới hạn, khi dinh dưỡng kali đầy đủ, tăng dinh dưỡng đạm thì năng suất tăng. Bón kali quá nhiều dẫn đến lãng phí, tuy không ảnh hưởng đến năng suất nhưng có thể dẫn đến đói magiê và kết quả là giảm hàm lượng magiê trong lá và giảm năng suất. Bón kali không những tăng năng suất củ mà còn làm tăng hàm lượng tinh bột của củ.
Triệu chứng thiếu kali thường thấy ở các vùng đất thấp nhiệt đới có hàm lượng kali dễ tiêu thấp như đất Oxisols, Ultisols Inceptisols, Alfisols phát triển trên đất đá cát. Các nghiên cứu trồng sắn liên tục không bón kali làm năng suất sắn giảm từ 22,4 tấn/ha xuống còn 6,3 tấn/ha.
Kali có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở gluxit từ lá về củ sắn. Do vậy K không chỉ làm tăng năng suất củ mà còn tăng hàm lượng tinh bột. Lượng kali sắn lấy đi mà sắn lấy đi từ đất là rất lớn, lớn hơn nhiều so với hai nguyên tố đạm và lân (bảng 2.1).
Loại sản phẩm |
N |
P2O5 |
K2O |
Sắn (củ) |
7 |
4 |
15 |
Bông (sơ và hạt) |
28 |
11 |
15-25 |
Lúa nước (thóc) |
20 |
5 |
5 |
Đậu tương (hạt) |
60 |
12 |
15-20 |
Nguồn: Đường Hồng Dật, 2004.
Lưu huỳnh là một thành phần của vật chất sống đặc biệt quan trọng đối với các aa có lưu huỳnh. Động thái của S trong cây mì tương tự như động thái của N. Đói S thường dễ xẩy ra khi bón nhiều K. Vì vậy, đối với sắn bón phân sunphat tốt hơn phân clorua.
Đối với các nguyên tố vi lượng đất quá chua có thể gây ra hiện tượng phong tỏa các nguyên tố vi lượng như: Cu, Zn, Mo thường quan sát trên đất quá chua hoạc do bón thiếu canxi.
Cây thiếu đạm thường còi cọc và bé đi rõ rệt. Các lá phía dưới biểu hiện màu vàng trước rồi đến các lá non, số thùy lá it hơn so cây đủ N. Trường hợp đói nặng lá có màu lục nhạt, ở ngọn lá hơi có màu vàng rất điển hình
Thiếu lân
Thiếu lân lá thường mỏng, cuống ngắn, còi cọc. Lá ở phía dưới có màu vàng sẫm hoặc vàng cam. Một vài lá xuất hiện điểm tử hoại màu trắng và rụng xuống.
Thiếu K
Giảm sinh trưởng. cành tăm và cây rủ xuống - Lá mất diệp lục ở phía trên. các đốt lá xít lại gần nhau, thân cong queo, viền lá gợn sóng và giòn.
Hình 2.3 Triệu trứng thiếu hụt K trồng trong dung dịch và ngoài đồng
Stt |
Thiếu hụt dinh dưỡng |
Triệu chứng |
1 |
Canxi |
Giảm sinh trưởng của chồi non, giảm số củ Các lá non ở phần cuối của từng phiến lá bị khô và biến dạng |
2 |
Magiê |
Mất màu diệp lục (lốm đốm) các lá bên dưới chuyển sang màu vàng đốm xanh. Giảm chiều cao cây |
3 |
Lưu huỳnh |
Mất màu diệp lục ở các lá bên trên gần với triệu trứng thiếu đạm |
4 |
Bo |
Giảm chiều cao cây, đốt ngắn, cuống lá ngắn và lá non bị cong queo. |
5 |
Đồng |
Lá non không phát triển đầy đủ, mất màu diệp lục ở lá non, lá rủ xuống. Củ phát triển kém. |
6 |
Sắt |
Giảm chiều cao cây, đốt ngắn, cuống lá ngắn và lá non bị cong queo. |
7 |
Mangan |
Mất màu diệp lục xung quanh gân lá, lá phía trên và giữa chuyền sang màu vàng. |
8 |
Kẽm |
Mất màu diệp lục xung quanh gân lá, điểm trắng trên lá non, lá nhỏ, hẹp. |
Stt |
Thiếu hụt dinh dưỡng |
Triệu chứng |
1 |
Nhôm |
Giảm sinh trưởng thân và củ |
2 |
Bo |
Vết chấm trắng gần với viền xung quanh các phiến lá của những lá già |
3 |
Mangan |
Lá bên dưới chuyển sang màu vàng, chấm màu nâu dọc theo viền lá |
Nguồn: C.J. Asher et al, 1980.
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Đăng vào 05/12/2023 11:27:54 SA