Khi cà phê có những biểu hiện của các triệu chứng như mô tả ở trên thì vườn cà phê đã thiếu hụt dinh dưỡng khá nặng và chắc chắn năng suất sẽ thấp. Thiếu dinh dưỡng cũng làm cho cây cà phê bị suy kiệt nên sâu bệnh dễ tấn công. Trong thực tế, những vườn cà phê thiếu dinh dưỡng thường bị nhiều sâu bệnh hơn so với những vườn được bón phân cân đối và đầy đủ.
Xem thêm: Nhận dạng triệu chứng thiếu trung vi lượng trên cây hồ tiêu
Một số vườn cà phê cũng có biểu hiện thiếu dinh dưỡng rất rõ mặc dù bón phân khá nhiều là do đất quá chua, rễ cà phê kém phát triển nên không hút được dinh dưỡng từ phân bón. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng chỉ phát huy tốt vai trò đối với cây trồng khi duy trì ở một hàm lượng nhất định, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây. Khi quá thừa hay quá thiếu, chúng thường gây rối loạn sinh trưởng cho cây và có những biểu hiện đặc trưng. Bài viết này giới thiệu một số biểu hiện khi cây cà phê thiếu hụt một số nguyên tố, nhằm giúp người sản xuất có thể phân biệt giữa triệu chứng thiếu dinh dưỡng với các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra, từ đó có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình canh tác.
Xem thêm: Dấu hiệu thiếu trung vi lượng Ca-Bo và cách bổ sung hiệu quả
Các lá già bị vàng, bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá và vàng dần đến lá non; Chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi, cành trở nên ngắn; Cà phê ít trái, trái nhỏ, năng suất thấp.
Triệu chứng ban đầu: Lá non mất màu xanh
Triệu chứng điển hình: Cây chuyển màu xanh nhợt với gân lá hơi sáng màu (thiếu đạm lâu dài)
Lá già xỉn màu, xuất hiện những đốm nhỏ, không sáng bóng; Chồi non kém phát triển; Số hoa và trái ít.
Triệu chứng ban đầu: Đốm mất màu ở lá già
Triệu chứng điển hình: Biến vàng giữa các gân các lá già. Đốm mất màu có thể phát triển trên lá già khi thiếu hụt lân nặng xảy ra.
Xuất hiện trên lá già: vàng dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, sau khô dần và rụng sớm, rụng hàng loạt nhất là vào cuối mùa mưa.
Triệu chứng ban đầu: Lá già xuất hiện những vệt và đốm mất màu dọc mép lá
Triệu chứng điển hình: Lá già xuất hiện những mô chết với những vầng sáng xung quanh. Lá già mất màu từ ngoài vào, trong khi lá non không bị ảnh hưởng. Trái cà phê nhỏ và bị rụng nhiều, năng suất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp.\
Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa mưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao trong khi lượng bón kali thường không đủ.
Cây sinh trưởng phát triển kém, trái ít, năng suất thấp.
Thiếu magiê thường xảy ra nhiều vào giữa và cuối mùa mưa, đặc biệt là trên các đất chua, đất có tầng canh tác mỏng và có quặng boxit
Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản; vườn cà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh.
Lá non vàng nhưng gân lá còn xanh, chùm lá non ngắn, xù ra và không nở lớn được.
Cành dự trữ kém phát triển, cây còi cọc, năng suất và chất lượng đều thấp và năm sau rất khó có năng suất do cành không phát triển được.
Tác động lên chồi sinh trưởng: chồi và lá non có dạng bất thường
Thiếu bo cũng làm cành dự trữ kém phát triển, lá rụng nhiều chỉ còn lại cành mang ít trái, trơ trụi.
Chùm lá ngọn bạc trắng (bạch tạng) trong khi các lá dưới vẫn xanh bình thường. Trên thực tế, thiếu sắt không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi.
Xem thêm: Dấu hiệu thiếu trung vi lượng Mg, Zn, Mn và cách bổ sung hiệu quả
Để khắc phục những triệu chứng thiếu dinh dưỡng nêu trên thì giải pháp bón phân đầy đủ ngay từ đầu vụ giữ vai trò quyết định. Nhưng cần lưu ý đến sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, giữa phân hóa học và phân hữu cơ. Khi phát hiện thấy cây thiếu dinh dưỡng, thì giải pháp sử dụng phân bón lá để phun cho cây thường có hiệu quả tức thì và cao hơn hẳn phân bón qua gốc, nhưng cần chú ý tới thành phần của phân bón lá, để đảm bảo cung cấp đúng những nguyên tố mà cây đang cần.
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đạt năng suất cao thì cần áp dụng thâm canh cà phê bền vững. Từ việc chọn đất trồng (không trồng cà phê trên những vùng đất có tầng canh tác mỏng), đến thiết kế lô trồng, trồng cây che bóng, chắn gió, chọn giống, tỉa cành tạo tán hợp lý đồng thời bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với cây cà phê, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của nông sản quan trọng này. Một số biểu hiện rõ ràng của thiếu hụt dinh dưỡng ở cây cà phê có thể là dấu hiệu cảnh báo, đòi hỏi sự chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách.
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Xem thêm:
Đăng vào 19/12/2023 3:02:01 CH