Sitto Academy - Kỹ thuật canh tác lúa năng suất cao, hiệu quả
  • Đăng vào 1/2/2024 9:33:55 AM

Sitto Academy - Kỹ thuật canh tác lúa năng suất cao, hiệu quả

Sitto Academy - Kỹ thuật canh tác lúa

Học viện kiến thức (Sitto Academy) sẽ hướng dẫn, hỗ trợ Bà con mình phát triển kinh tế cây trồng. Những kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng khác nhau sẽ được các chuyên gia, giảng viên có uy tín trong lĩnh vực Nông nghiệp tư vấn trực tiếp. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thêm nhiều cây trồng trong thời gian tới, Bà con nhớ theo dõi và đón xem trên kênh nhé.

Xem thêm: Một số biện pháp để sản xuất lúa Thu Đông đạt hiệu quả, giảm chi phí
 

Chuyên đề: KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA | TIẾN SĨ MAI NGUYỆT LAN - Phó phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Viện lúa ĐBSCL


Lúa là cây lương thực chính và được trồng nhiều nhất ở nước ta. Năm 2022, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới (sau Ấn Độ và Thái Lan).  Đến nay thì gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này đã minh chứng cho tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam ở hiện tại và tương lai. 


Các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có thể kể đến như gạo ST24, ST25, gạo Jasmine 85, gạo Japonica… Đây là những loại gạo được đánh giá cao về phẩm chất và hàm lượng chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó các yếu tố như mùi hương, độ dẻo, độ vón cục… cũng là các tiêu chí giúp gạo Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới.
Sau đây, Sitto Việt Nam xin gửi đến quý bà con kỹ thuật canh tác lúa năng suất và hiệu quả gồm:

LÀM ĐẤT CHUẨN BỊ ĐẤT CANH TÁC
LÀM ĐẤT CHUẨN BỊ ĐẤT CANH TÁC

Quản lý nước và phân bón

Quản lý cỏ

  • Phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm trước hoặc sau khi gieo sạ 1-3 ngày
  • Phun thuốc cỏ hậu nảy mầm lúc cỏ có 1-2 lá, sau đó khoảng 3 ngày cho nước vào và kết hợp với bón phân.

Quy trình quản lý nước trong thời gian canh tác

  • Vụ Đông Xuân: Áp dụng biện pháp quản lý nước “ngập khô xen kẻ” dễ dàng
  • Vụ Hè Thu: Hạn chế để ngập liên tục, tránh gây ngộ độc hữu cơ

Vùng nhiễm mặn

  • Kiểm tra độ mặn trước khi đưa vào ruộng (độ mặn <1‰). Tránh bơm nước có độ mặn >1‰ cho cây lúa vào giai đoạn mạ và trổ. 
  • Bơm nước rửa mặn kết hợp với bón phân, mực nước khoảng 5 cm
  • Tận dụng nước mưa để tháo chua – rửa mặn
  • Lúa giai đoạn mạ gặp hạn có thể phun 500-600 lít nước/ha kết hợp với thuốc BVTV

Vùng đất nhiễm phèn

  • Tháo nước thường xuyên để rửa phèn, ở các giai đoạn trước khi gieo sạ
  • Không nên tháo nước quá thấp đến tầng sinh phèn ở Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ và Giai đoạn lúa trổ
  • Kết hợp với Quản lý dịch hại tổng hợp
  • Rút nước trong ruộng khi lúa bị sâu phao, vi khuẩn thối bẹ
  • Giữ nước khi lúa bị đạo ôn cho đến khi khống chế được bệnh

Quản lý dinh dưỡng cây lúa

Một số lưu ý khi bón phân

  • Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón thừa phân đạm
  • Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng.

Đặc điểm của đất trồng:

Mùa vụ đang trồng (mùa mưa hay mùa khô);

  • Mùa khô: Bơm đủ nước trước khi bón phân để tránh thất thoát
  • Mùa mưa: Phân bị chảy tràn, mất phân bón

Trình độ canh tác của nông dân

Công thức khuyến cáo bón phân cho lúa sạ/cấy ở ĐBSCL

Xem thêm: Lúa - Giai đoạn đầu sinh trưởng

Trên đất phù sa ngọt 3 vụ lúa/năm

Vụ Đông Xuân

 

Công thức bón cho 1 ha

Ure (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

100-110 kg

40 kg

30 kg

Tổng lượng phân bón/ha:

  • Nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCl (60% K2O) thì lượng bón là 217-239 kg Ure + 250 kg lân + 50 kg kali/ha
  • Nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCl (60% K2O)  thì lượng bón là 167-189 kg Ure + 87 kg DAP + 50 kg kali/ha

Đơn vị: kg/ha

Ure

Lân

Kali

Bón phân đơn

Urea (46% N)

Super lân (16% P2O5) KCl (60% K2O)

217-239 kg

250 kg

50 kg

 

Đơn vị: kg/ha

Ure

DAP

Kali

Bón phân

Urea

DAP (18-46-0)

KCl (60% K2O) 

167-189 kg

87 kg

50 kg


Vụ Xuân Hè/Hè Thu sớm

Công thức phân cho 1 ha: 90-100 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O.

Công thức bón cho 1 ha

Ure (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

90-100 kg

50 kg

40 kg

Tổng lượng phân bón/ha

  • Nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCl (60% K2O)  thì lượng bón là 196-217 kg Ure + 313 kg lân + 50 kg kali/ha
  • Nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCl (60% K2O)  thì lượng bón là 146-167 kg Ure + 109 kg DAP + 50 kg kali

Đơn vị: kg/ha

Ure

Lân

Kali

Bón phân đơn

Urea (46% N)

Super lân (16% P2O5) KCl (60% K2O)

196-217 kg

313 kg

50 kg

 

 

Đơn vị: kg/ha

Ure

DAP

Kali

Bón phân

Urea

DAP (18-46-0)

KCl (60% K2O) 

146-167 kg

109 kg

50 kg

Vụ Thu Đông

  • Công thức bón cho 1 ha: 80-90 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O.
  • Công thức bón cho 1 ha

Công thức bón cho 1 ha

Ure (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

80-90 kg

50 kg

40 kg

 

Tổng lượng phân bón/ha: 

  • Nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCl (60% K2O) lượng cần bón 174-196 kg Ure + 313 kg lân + 50 kg kali/ha
  • Nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCl (60% K2O)  thì lượng bón là 124-146 kg Ure + 109 kg DAP + 50 kg kali/ha

Đơn vị: kg/ha

Ure

Lân

Kali

Bón phân đơn

Urea (46% N)

Super lân (16% P2O5) KCl (60% K2O)

174-196 kg

313 kg

50 kg

 

Đơn vị: kg/ha

Ure

DAP

Kali

Bón phân

Urea

DAP (18-46-0)

KCl (60% K2O) 

124-146 kg

109 kg

50 kg

Trên đất phù sa ngọt 2 vụ lúa/năm

Vụ Đông Xuân

Công thức bón cho 1 ha: 90 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

Tổng lượng phân bón/ha: 

  • 196 kg Ure + 250 kg lân + 50 kg kali/ha (nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCL (60% K2O)
  • hoặc 146 kg Ure + 87 kg DAP + 50 kg kali/ha (nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCL).

Vụ Hè Thu

  • Công thức bón cho 1 ha: 80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.
  • Tổng lượng phân bón/ha: 174 kg Ure + 250 kg lân + 50 kg kali/ha (nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCL (60% K2O) hoặc 124 kg Ure + 109 kg DAP + 50 kg kali/ha (nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCL)

Công thức bón cho 1 ha

 

Ure (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

Đông Xuân

90 kg

40 kg

30 kg

Hè Thu

80 kg

40 kg

30 kg

 

Bón phân đơn

Urea (46% N)

Super lân (16% P2O5) KCl (60% K2O)

Ure

Lân

Kali

Đông Xuân

196 kg

250 kg

50 kg

Hè Thu

174 kg

250 kg

50 kg

 

Bón phân

Urea

DAP (18-46-0)

KCl (60% K2O) 

Ure

DAP

Kali

Đông Xuân

146 kg

87 kg

50 kg

Hè Thu

124 kg

109 kg

50 kg


Trên vùng đất nhiễm phèn cơ cấu 2 vụ lúa/năm

Vụ Đông Xuân

Công thức bón cho 1 ha: 95-100 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

Tổng lượng phân bón/ha: 

  • 207-217 kg Ure + 250 kg lân + 50 kg kali/ha (nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCL (60% K2O) 
  • hoặc 157-167 kg Ure + 87 kg DAP + 50 kg kali/ha (nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCL).

Vụ Hè Thu

Công thức bón cho 1ha: 90 kg N+ 50 kg P2O5 + 30 kg K2O.

Tổng lượng phân bón/ha: 

  • 196 kg Ure + 313 kg lân + 50 kg kali/ha (nếu bón phân đơn: Urea (46% N), super lân (16% P2O5) và KCL (60% K2O)
  • hoặc 146 kg Ure + 109 kg DAP + 50 kg kali/ha (nếu bón Urea, DAP (18-46-0) và KCL)

Công thức bón cho 1 ha

 

Ure (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

Đông Xuân

95-100 kg

40 kg

30 kg

Hè Thu

90 kg

50 kg

30 kg

 

Bón phân đơn

Urea (46% N)

Super lân (16% P2O5) KCl (60% K2O)

Ure

Lân

Kali

Đông Xuân

207-217 kg

250 kg

50 kg

Hè Thu

196 kg

313 kg

50 kg

 

Bón phân

Urea

DAP (18-46-0)

KCl (60% K2O) 

Ure

DAP

Kali

Đông Xuân

157-167 kg

87 kg

50 kg

Hè Thu

146 kg

109 kg

50 kg

Kỹ thuật bón phân cho lúa ở ĐBSCL

Nếu sử dụng phân đơn

Bón lót: toàn bộ phân lân trước khi trang bằng mặt ruộng để gieo sạ hoặc 1 ngày sau sạ/cấy

Bón thúc: Chia làm 3 lần: 

  • Lần 1: 30% Ure + + 50% kali clorua (7 - 10 ngày sau sạ). 
  • Lần 2: 40% Ure (18-25 ngày sau sạ). 
  • Lần 3: 30% Ure + 50% kali clorua (khi lúa có đòng từ 1-2mm, khoảng 38-45 ngày sau sạ). 

Nếu sử dụng DAP: Chia làm 3 lần

  • Lần 1: 30% tổng lượng Ure + 50% tổng lượng DAP + 50% tổng lượng Kali (7-10 ngày sau sạ).
  • Lần 2: 40% tổng lượng Ure + 50% tổng lượng DAP (18-25 ngày sau sạ).
  • Lần 3: 30% tổng lượng Ure + 50% tổng lượng Kali (38-45 ngày sau sạ).

Thời kì bón phân tương ứng với giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thời gian sinh trưởng của giống lúa

Thời kì bón phân đạm cho lúa sạ

 

Bón đợt 1

Bón đợt 2

Bón đợt 3

< 90 ngày

7-10

18-20

38-40

90-110 ngày

7-10

22-25

42-45

 

Kỹ thuật bón phân cho lúa ở ĐBSCL
Kỹ thuật bón phân cho lúa ở ĐBSCL

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ