Nguyên nhân gây chua đất và biện pháp khắc phục
  • Đăng vào 2/19/2024 9:36:06 AM

Nguyên nhân gây chua đất và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây chua đất và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây chua đất

Đất trồng bị chua là hiện tượng khá phổ biến trong nông nghiệp, dẫn đến sự thay đổi độ pH của đất. Đất trồng bị chua có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hút các chất dinh dưỡng của cây. Hiệu suất sử dụng phân bón giảm đi. Căn cứ vào trị số pH (ion H+ - yếu tố gây chua đất) để chia đất thành các dạng: Đất chua (pH <6,5), đất trung tính (pH = 6,5 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5), đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch cải tạo và sử dụng đất hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Ở Việt Nam mình, hầu hết độ pH của đất đo được rơi vào khoảng chua nhẹ đến chua. Đất trồng bị chua do các nguyên nhân chính sau:

  • Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa axit, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua. Mưa axit hình thành (H2CO3, H2SO4, H2SO3, HNO3) do không khí ô nhiễm chứa nhiều CO2, SO2, NO2…Các axit trên sẽ rơi xuống đất cùng với nước mưa hoặc lưu lại trong các đám mây ở khí quyển, đóng góp ion H+ vào trong đất, gây chua đất.
  • Trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm đất bị hóa chua. Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3), axit Axetic (CH3COOH),… các axit này hòa tan Ca2+, Mg2+ và qua đó làm mất đi các cation này thông qua rửa trôi, bỏ lại nguồn ion H+ làm cho đất chua. Nhất là bà con bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ chưa chín, chưa hoai sẽ gây nên chua đất vì chúng có nhiều nhóm chức axit.
  • Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân,…cũng làm đất bị chua. Khi cây hút các cation (Ca2+,K+, Mg+) nhiều hơn anion (NO3-, SO42-, Cl-) nên chúng sẽ trả lại H+ vào đất để cân bằng điện tích trong đất. Ion H+ kết hợp với các gốc NO3-, SO42-, Cl- tạo ra các axit HCl, H2SO4, HNO3 gây chua đất. Bà con bón nhiều phân vô cơ không những gây chua đất mà còn làm chai cứng đất qua các năm.
  • Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Al3+ và Fe3+ tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Al3+, Fe3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển. Vì khi được hấp thụ vào rễ, Nhôm chiếm giữ các vị trí của Canxi trên màng tế bào, kiềm hãm sự phát triển của màng tế bào, dẫn đến rễ phát triển bất thường, có thể gây thối rễ. Nhôm còn ảnh hưởng bất lợi đến sự tổng hợp Photpho, sự chuyển hoá năng lượng và sinh tổng hợp DNA của cây trồng. Muốn sản xuất được trên nền đất này cần phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.

Đối với ruộng ngập nước, khi pH giảm – đất chua thì Sắt thường ở dạng hóa trị II sẽ kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành phức hợp Sắt dễ tan, gây ngộ độc Sắt cho cây lúa. Nhôm Al3+ hòa tan khi pH thấp, đây là yếu tố gây độc chính cho cây trồng khi  đất chua. Do đó, độ chua của đất là yếu tố chính hạn chế sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng.

Đất chua ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

  • Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, rễ kém hoặc hư hại, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
  • Đất chua nhiều ion Al3+ cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây. Làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.
  • Cây trồng khó hấp thụ được các chất khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết như K+, Ca2+, Mg2+, Mo,… dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này. Đặt biệt là P bị cố định chặt trong đất. Lâu dần sẽ làm giảm năng suất của cây trồng.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng… Nấm bệnh, tuyến trùng tấn công.

Biện pháp khắc phục theo cách truyền thống

Sử dụng vôi bột là phương pháp dân gian có từ rất lâu và được xem là một cách nâng độ pH đất khá phổ biến. Tuy nhiên, nhược điểm là không thể dùng quá nhiều, dùng nhiều làm thay đổi kết cấu của đất (kết vón, vón cục) và cần có đủ nước và thời gian dài để phát huy tác dụng.

  • Dùng vôi để khử chua sẽ có phản ứng hóa học tạo ra CaSO4 (tức thạch cao) gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây.
  • Đồng thời vôi cũng tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi. Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi (EM) cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng.
  • Làm mất chất dinh dưỡng: Vôi khi gặp các loại phân bón chứa Nitơ (N) sẽ làm mất Nitơ, khi gặp Lân (P2O5) sẽ biến Lân thành quặng Phosphat khiến cây không hấp thu được.
  • Hầu hết các loại phân vô cơ như: Urê, SA, NPK, DAP, Lân,…đều kỵ vôi. Lưu ý là bón phân sau ít nhất là 15 ngày bón vôi và phải tưới nhiều nước.

Biện Pháp khắc phục, nâng pH, giảm độ chua cho đất bằng Ultra Green (CaO, MgO và Fe2O3)

Phản ứng với nhóm acid carboxylic trong chất hữu cơ

  • 2R – COOH + Ca2+ = Ca2+ + H2O + CO2 

Phản ứng với Al3+ và Fe3+ trên khoáng sét, làm giảm độ độc của nhóm đất phèn

  • Al3+-[Keo đất] + Ca2+ => Al(OH)3 + Ca2+-[Keo đất] 
  • Fe3+-[Keo đất] + Ca2+ => Fe(OH)3 + Ca2+-[Keo đất]

Trung hòa độ chua của đất

  • [Keo đất]-2H+ + Ca2+ = [KĐ]-Ca2+ + H2O + CO2
  • H2CO3 + Ca2+ = Ca(HCO3)2

Khử được tác hại của đất mặn

[KĐ]-2Na+ + Ca2+ = [KĐ)-Ca2+ + Na+(rửa trôi)

Đồng thời bổ sung chất hữu cơ cho đất

  • Nguồn thức ăn (nguồn carbon) để vi sinh hoạt động và phát triển
  • Tạo hệ đệm cho đất, giúp pH đất ổn định (điều kiện lý tưởng để vi sinh phát triển)
  • Giúp hệ keo đất ổn định để hấp thu (cố định) các kim loại tự do gây hại cho cây trồng

Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ