Phân hữu cơ là gì? Top các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất và cây trồng hiệu quả
  • Đăng vào 12/4/2023 3:06:13 PM

Phân hữu cơ là gì? Top các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất và cây trồng hiệu quả

Phân hữu cơ - Giải pháp ngăn chặn tiến trình suy thoái đất và phục hồi đất

 

Suy thoái đất là quá trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và con người. Đất được gọi là mầu mỡ (phì nhiêu) phụ thuộc vào tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đất. Các yếu tố này nó được liên kết bởi chất hữu cơ trong đất. Trước tình hình suy thoái đất hiện nay, vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất hợp lý, duy trì, bảo vệ và cải thiện hàm lượng hữu cơ đất là rất cần thiết nhất trong điều kiện nước ta (Nóng, ẩm, mưa nhiều) khi chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hóa và rửa trôi khỏi đất diễn ra nhanh chóng. Cùng Sitto Việt Nam tìm hiểu về phân hữu cơ và các loại phân hữu cơ phổ biến trên thị trường hiện nay nhé!

Xem thêm: Kỹ thuật phục hồi vườn thanh long suy kiệt hiệu quả

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là loại phân bón được tạo ra từ nguồn gốc chất thải của gia súc, gia cầm, tàn dư cây cỏ, sản phẩm nông nghiệp, than bùn, hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp và sản xuất thủy sản. Được biết đến với sự đa dạng của nó, phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả hữu cơ và vi lượng, được kết hợp dưới dạng các hợp chất hữu cơ.

Xem thêm: Vai trò của Phospho (Lân, P) trong sự phát triển của cây trồng

Phân hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất hữu cơ
Phân hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất hữu cơ 


Vì sao đất bị suy thoái và hậu quả của đất suy thoái?

Suy thoái đất là quá trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và con người. Việc thâm canh trong canh tác nông nghiệp đã lấy đi quá nhiều dinh dưỡng khoáng trong đất và chỉ được bổ sung bằng hóa chất (phân hóa học NPK, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc nấm-khuẩn) đã làm cho đất mất dần cấu trúc đất, đất trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên nén chặt kém thông thoáng. Hậu quả để lại cho thấy:

  • (i) Tuổi thọ cây trồng giảm;
  • (ii) Đất trở nên chua hơn, bạc màu;
  • (iii) Chi phí cho phân bón và thuốc BVTV ngày càng cao. Suy thoái đất được xem là vấn nạn trong canh tác nông nghiệp hiện nay.

Theo các chuyên gia nông hóa, đất được gọi là mầu mỡ (phì nhiêu) phụ thuộc vào tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đất. Các yếu tố này nó được liên kết bởi chất hữu cơ trong đất. Tuy nhiên, trong canh tác nông dân chỉ chú trọng đến tính chất hóa học thông qua việc bón nhiều phân hóa học và thuốc hóa học, trong khi đó tính chất vật lý và sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng đến độ mầu mỡ của đất.

  • Khi cấu trúc đất bị phá vỡ, đất không giữ được nước (đất rời rạc), đất không thoát được nước (nhão, đóng váng) đó là biểu hiện tính chất vật lý đất mất đi.
  • Khi nấm bệnh trong đất gây hại đến rễ như thối rễ, cháy rễ, mật độ vi sinh vật đất mất cân bằng nghiên về vi sinh vật bất lợi gây ra bệnh U rễ (tuyến trùng),
  • Giun đất không hiện diện thì đó là biểu hiện của tính sinh học bị suy thoái. Khi đó các vật chất hữu cơ là cầu nối liên kết các yêu tố không còn,
  • Không được bổ sung đúng mức, điều đó dẫn đến đất bị suy kiệt ngày càng nghiêm trọng, nên trong canh tác khi tưới nước đất không giữ ẩm độ lâu, ổn định (nhanh khô hoặc chậm rút nước),
  • Việc bón phân hóa học giảm hiệu quả do bị rữa trôi, thiếu cơ chất để giữ lại các thành phần hóa học này cho cây sử dụng (bay hơi, rữa trôi).

Mặc dù nông dân cũng dần quan tâm đến tính chất vật lý và sinh học đất như việc bón phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và kể cả tưới siêu nấm đối kháng, siêu vi sinh, nhưng quên rằng thức ăn của chúng là chất hữu cơ trong đất. Giải pháp cấp bách hiện nay là cần cung cấp lại vật chất hữu cơ, thì vi sinh vật tự sinh sôi nảy nở, tầng canh tác sẽ hình thành trở lại.

Xem thêm: Chăm sóc lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh

Hậu quả của suy thoái đất
Hậu quả của suy thoái đất

Phân loại phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ có chỉ số C/N cao: nấm phát triển, chỉ tạo mùn, giữ ẩm, thời gian phân rã chậm, thoát nước kém, bọ hung, sùng cắn rễ phát triển (Rơm rạ, tàn dư thực vật, phân trâu bò).
  • Phân hữu cơ có chỉ số C/N thấp: vi sinh vật phát triển, (vi khuẩn hoạt động, giun hoạt động), chuyển hóa đạm hữu cơ sang đạm ammonium, đạm nitrate, đất tơi xốp thoát nước tốt, vi sinh vật có lợi phát triển, cân bằng được pH (Rau củ quả, thịt, trứng, cá, phân gia cầm).
Phân hữu cơ Sitto Uro - 1 Thái Lan
Phân hữu cơ Sitto Uro - 1 Thái Lan

Lợi ích của việc cung cấp phân hữu cơ và xu hướng phát triển của phân hữu cơ

  • Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp thoáng khí.
  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu, tăng cường giữ phân cho đất.
  • Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng cường sức khỏe của đất.

 Xem thêm: Phương pháp diệt ốc trên cây thanh long bằng thảo mộc hiệu quả

Lợi ích của việc cung cấp phân hữu cơ
Lợi ích của việc cung cấp phân hữu cơ

Nhược điểm của phân hữu cơ truyền thống

  • Nguồn phân chuồng, phân gia cầm, phân bò… chất lượng không đảm bảo do thu gom từ nhiều nơi khác nhau
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và không ổn định nên phải bón lượng lớn, chi phí lớn để vận chuyển.
  • Mang mầm bệnh đến cây trồng nếu không chế biến kỹ, nhất là phân bón hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu là chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Nguy cơ chứa các vi sinh vật gây hại đường ruột hay gây ô nhiễm thứ cấp do chứa các kim loại nặng.

Ưu điểm của phân hữu cơ công nghệ hiện đại

  • Chất lượng và hiệu quả dinh dưỡng cao do được sản xuất từ một nguồn nguyên liệu đầu vào duy nhất và đồng nhất trong quá trình sản xuất.
  • Đảm bảo giá trị dinh dưỡng với quy trình sản xuất khép kín, được kiểm soát nghiêm ngặt.
  • Đảm bảo sự kích thích vi sinh vật đất phát triển vì đây là thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật có lợi trong đất sinh sôi tăng mật số
  • Không lây mần bệnh cho đất và cây trồng do được xử lý triệt để trong khâu sản xuất và thông qua kiểm tra vi sinh trước khi đóng gói.
Ưu điểm của phân hữu cơ công nghệ hiện đại.
Ưu điểm của phân hữu cơ công nghệ hiện đại

Phân hữu cơ và các loại phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là những loại phân bón gốc có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

  • Phân bón hữu cơ truyên thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác,….

  • Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.

Cách loại phân bón trên thị trường
Cách loại phân bón trên thị trường

Phân Chuồng

1. Đặc diểm: Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

2. Chế biến phân chuồng - Có 3 phương pháp:

  •  Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.

  • Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.

  •  Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

Xem thêm: Kỹ thuật phục hồi vườn thanh long suy kiệt hiệu quả

Phân chuồng
Phân chuồng

Phân Rác

1. Đặc điểm: Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

2. Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.

Xem thêm: Quản lý nước cho lúa hiệu quả

Phân Rác là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ
Phân Rác là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ

Phân Xanh

1. Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

2. Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc tăng chất lượng trái thanh long

Phân xanh
Phân xanh

Phân Vi Sinh

1. Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích. Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. Có  ≥ 1,5×108 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

2. Các loại phân trên thị trường:

2.1. Phân vi sinh cố định đạm:

  • Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…

  • Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

2.2. Phân vi sinh phân giải lân: Bacillus megaterium; B. subtilis; Aspergillus niger;… là loại phân vi sinh phân giải lân thành dạng hữu dụng có tính năng tác dụng giống như nhau.

2.3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác thực vật như Trichoderma reesei.

2.4. Phân vi sinh vật đối kháng:

  • Bacillus subtilis có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác .

  • Trichoderma ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng.

  • Chaetoglobusin: Chủng C có khả năng ức chế sinh trưởng của một số nấm gây bệnh cây như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia solani,… Chủng A và B có khả năng ức chế sinh trưởng một số nấm như Pyricularia oryzae, Pythium ultimum

  • Rotiorinols do nấm C. cupreum tạo ra có khả năng ức chế sinh trưởng của nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nấm và vi khuẩn

Xem thêm: Phân đạm là gì? Công dụng và cách bón phân đạm hiệu quả

3. Cách sử dụng phân vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng).

Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

Xem thêm: Kiến thức thổ nhưỡng – đất đai

Phân Vi Sinh là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích
Phân Vi Sinh là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích

Phân hữu cơ sinh học

1. Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.

2.  Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc.

Phân hữu cơ vi sinh

1. Đặc điểm: Là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp, sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15% và ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

2. Sử dụng: Cách sử dụng như phân vi sinh, nhưng thời gian bảo quản có thể lâu hơn.

Xem thêm: Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp

Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Sitto Việt Nam


Xem thêm:

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ