Hiện nay, tại một số tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây sầu riêng đang trong giai đoạn ra hoa, xả nhị và đậu trái. Quá trình quản lý chăm sóc cây sầu riêng từ giai đoạn nhú mắt cua đến xả nhuỵ, đậu trái này sẽ giúp tăng suất, chất lượng trái và đảm bảo cây sầu riêng đủ sức nuôi trái, không bị suy kiệt sau thu hoạch. Một số lưu ý bà con cần quan tâm theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời.
Xem thêm: Nhận biết sầu riêng đủ điều kiện làm bông
Cây sầu riêng ra hoa đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (ẩm độ đất thấp) trong thời gian 3-4 tuần và sự sinh trưởng của chồi đã suy giảm để phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt.
Do đó, để cây sầu riêng ra hoa bà con cần phải cắt nước (ngưng tưới) cho đến khi thấy hiện tượng lá rũ xuống (xào lá), nứt mục trên thân cành chính. Giai đoạn này bà con lưu ý không nên tưới sớm và thừa nước. Khuyến cáo: lượng nước và thời gian tưới bằng 1/4 bình thường. Tăng lên 1/3 so với lượng nước tưới bình thường khi xuất hiện mắt cua sáng đều (3-4 cm) và duy trì nhịp độ (chu kỳ) tưới cho đến đậu trái rồi tăng dần lượng nước.
Xem thêm: Sử dụng phân bón hòa tan Sitto Fopro tạo cơi đọt, tạo tán cho cây sầu riêng
Cây sầu riêng sinh lý tự nhiên là ra đọt tầm 3-4 tháng/lần và sau khi bón phân nuôi hoa, tưới nhiều nước hoặc gặp mưa nhiều làm cho giai đoạn ra đọt hay bị trùng với giai đoạn xả nhuỵ và đậu trái non. Đặc biệt giai đoạn xả nhuỵ, nếu không chủ động xử lý chặn đọt hoặc kéo đọt sầu riêng thì tỉ lệ rụng hoa, rụng trái non rất cao do đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với hoa và trái non, từ đó xảy ra tình trạng rụng hoa, rụng trái non làm giảm năng suất sầu riêng. Giai đoạn ra hoa đậu trái bà con nên bón phân cân đối (NPK=1:1:1) và không nên phun qua lá có nồng độ Đạm (N) cao.
Việc bón phân nuôi hoa và hạn chế hiện tượng đi đọt non trong thời gian mang hoa, đậu trái bà con nên hạn chế việc bón nhiều thành phần phân Đạm (Nitrogen cao) để tránh đi đọt non trùng với thời điểm xả nhuỵ và trái non. Sau khi mắt cua phát triển hoàn toàn bà con chọn phân bón NPK có tỉ lệ 1:1:1 (phân 3 số đều) để bón.
Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Tỉa hoa nhằm loại bỏ bớt hoa mọc ở những vị trí không cần thiết, qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng hoa còn lại tốt hơn.
Tỉa chùm hoa: Khi chùm hoa hình thành 3-5 cm (25-30 ngày)
Đối với cành cấp 1, vị trí để chùm hoa đầu tiên cách thân từ 0,5-1,8 m tùy tuổi cây. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm hoa đầu tiên càng cách xa thân. Nếu để hoa, quả gần thân thì hoa, quả ở vị trí này phát triển rất kém.
Đối với cành cấp 2, giữ lại những chùm hoa ở vị trí cành to, khỏe, ở nách cành cấp 2. Không để hoa ở đầu cành, vì nếu đậu quả dễ bị gió giật gây tổn thương các cành lân cận và khó thu hoạch. Chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới (không để các chùm hoa hướng ngang hoặc mọc sai vị trí). Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20-25cm. Không để dày làm cho hoa nhỏ, đậu phấn kém.
Tỉa bớt hoa trong một chùm: Khi hoa dài khoảng 8-10cm (40-45 ngày). Ưu tiên giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, hoa không bị nhiễm sâu bệnh. Để không quá 10 bông/chùm.
Xem thêm: Phục hồi rễ, thân cành lá sầu riêng
Xem thêm:
Đăng vào 03/11/2023 10:56:39 SA