Bệnh thán thư trên cây sầu riêng mùa mưa: Nguyên nhân và cách xử lý
  • Đăng vào 05/06/2024 4:07:42 CH

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng mùa mưa: Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng mùa mưa: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây sầu riêng

  • BỆNH THÁN THƯ do các loại nấm như: Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra.
  • Bệnh lây nhiễm bởi các Bào tử nấm, chúng sẽ truyền bằng cách bay theo gió, rơi xuống đất rồi qua nước tưới tiêu trong vườn và truyền bệnh sang cây khác.
  • Bệnh thán thư phát sinh trong môi trường có độ ẩm cao, sương mù nhiều hoặc các đợt mưa kéo dài.

Bệnh phát triển và lây lan nhanh ở các vườn trồng với mật độ dày, thiếu ánh sáng, ít được chăm sóc và sức đề kháng của cây kém. Bệnh gây hại phổ biến trên lá, lúc đầu tại đuôi lá hoặc mép lá lan dần vào phía trong tạo những đốm bệnh lõm có viền nâu sẫm dạng vòng đồng tâm. Ngoài ra bệnh còn gây khô bông và làm rụng trái non. Đây là các chủng nấm gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng.

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây sầu riêng
Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Giải pháp phòng và xử lý bệnh thán thư

Bệnh gây hại trên chồi non, cành non, lá, hoa và trái. Bệnh lưu tồn trong cành lá hoặc tàn dư trên mặt đất, trong điều kiện độ ẩm cao, trời mát bệnh phát triển gây hại nặng, nặng nhất trong mùa mưa, khi có sương mù nhiều bệnh gây hại nặng trên bông.
Phòng trừ bệnh thán thư bằng nhiều biện pháp: 

  • Tỉa cành, tạo tán tạo vườn cây thông thoáng. 
  • Tỉa bỏ cành lá nhiễm bệnh để tránh lây lan. 
  • Thu gom lá, cành khô, trái rụng mang đốt, dọn sạch cỏ dưới tán lá để thông thoáng. 
  • Chú ý bón phân đầy đủ và cân đối đa lượng NPK, bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. 
  • Sử dụng biện pháp như bao trái để bảo vệ. Phun thuốc ở các thời điểm bệnh có thể xuất hiện như chồi non, lá non, hoa, trái còn nhỏ. 

Bà còn có thể sử dụng các thuốc gốc đồng (Copper Oxychloride, Copper Hydroxide, Copper sulfate, Copper citrate), thuốc gốc Dithiocarbamate (Zineb, Mancozeb, Propineb), thuốc nội hấp Triazole (Hexaconazole, Difenoconazole, Propiconazole, Tebuconazole), thuốc diệt nấm phổ rộng Strobilurin (Azoxystrobin). 

Lưu ý: Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày và phun đủ lượng nước.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh thán thư

Xem thêm:

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ