Thối trái (nấm trái) là căn bệnh gây hại mạnh và thường gặp trên cây sầu riêng ở giai đoạn trái sầu riêng đã lớn, sắp cho thu hoạch. Đặc biệt là vào giai đoạn giao mùa giữa nắng và mưa nguy cơ thối trái tăng mạnh. Ở các vườn rậm rạp, thiếu thông thoáng các bào tử nấm có cơ hội phát tán nhanh và mạnh.
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các kỹ thuật xử lý bệnh sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế của cây
Dấu hiệu bệnh thối trái nguy hiểm thường xuất hiện ở phần đít trái và xung quanh đầu trái.
Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu xám, sau đó lan rộng ra thành hình tron hoặc hơi bầu dục và có màu xám đen.
Bệnh phát triển thành từng lõm lan rộng bên ngoài vỏ và ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu.
Vào những ngày thời tiết lạnh, ẩm độ cao những sợi nấm bệnh màu trắng sẽ bao phủ vết bệnh như mạng nhện.
Bệnh phát triển nặng làm thối cả trái và lây lan sang trái khác nhanh.
Xem thêm: Nguyên tắc 5 đúng khi bón phân sầu riêng
Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp. gây ra.
Mùa mưa, độ ẩm trong môi trường cao khiến nấm gây bệnh phát triển và lây lan nhanh. Nấm Phytophthora sp. gây bệnh thối trái sầu riêng luôn tồn tại hiện hữu trong đất. Khi độ ẩm trong vườn cao, nấm có cơ hội phát triển mạnh và lây lan nhanh lên trái.
=> Bệnh thối trái làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, ảnh hưởng lớn đến sản lượng thu hoạch.
Xem thêm: Giải pháp cải thiện mẫu mã và chất lượng trái sầu riêng
Bà con cho cắt tỉa và thu gom những trái, cành lá đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy, tránh lây lan sang cây khác.
Sử dụng thuốc đặc trị phun ướt đẫm thân, cành lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm, lưu ý sử dụng sản phẩm không gây nóng lá, lem trái.
Sử dụng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzym để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.
Xem thêm: Giải pháp phòng và trị bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây sầu riêng trong mùa mưa
Chọn giống tốt, sức đề kháng cao.
Mật độ trồng thích hợp bảo đảm sự thông thoáng cho vườn phát triển, khoảng cách trồng 7-10m (đối với vườn thiết kế cơ bản).
Kiểm tra hệ thống thoát nước cho tốt, tránh ngập úng, ẩm thấp, cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng khí cũng là giải pháp giúp kiểm soát, ngăn chặn nấm khuẩn gây bệnh phát sinh, đồng thời nuôi dưỡng bộ rễ khỏe, nền đất sạch khỏe.
Bổ sung dinh dưỡng cân đối đa trung vi lượng, tránh dư thừa đạm.
Tỉa trái, tỉa cành thông thoáng, không để cành sát mặt đất, trái sát nhau nên kê miếng sốp lót ở giữa để tránh lây mầm bệnh.
Định kỳ sử dụng các hoạt chất phòng trị nấm bệnh Propineb, Mancozeb cho cây, phun ướt đẫm lên trái, thân, cành, lá. Có thể dùng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.
Xem thêm: Khuyến cáo một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây sầu riêng và cây trồng khác
Xem thêm:
Đăng vào 29/05/2024 3:27:12 CH