Nguyên nhân và cách xử lý bệnh nứt thân, xì mủ, thối thân thối rễ trên cây sầu riêng mua mưa
  • Đăng vào 30/05/2024 4:09:01 CH

Nguyên nhân và cách xử lý bệnh nứt thân, xì mủ, thối thân thối rễ trên cây sầu riêng mua mưa

Nguyên nhân và cách xử lý bệnh nứt thân, xì mủ, thối thân thối rễ trên cây sầu riêng mua mưa

Cây sầu riêng là một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cây sầu riêng cũng dễ mắc các bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa. Một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây sầu riêng vào mùa mưa là bệnh nứt thân, xì mủ, thối thân thối rễ. Bệnh này gây hại cho cây sầu riêng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Bài viết này sẽ trình bày về nguyên nhân và cách xử lý bệnh nứt thân, xì mủ, thối thân thối rễ trên cây sầu riêng mua mưa để giúp bà con nông dân bảo vệ vườn cây của mình.

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân xì mủ trên cây Sầu riêng là gì?

Nứt thân xì mủ là bệnh do nấm Phytophthora sp. 

  • Nấm tồn tại sẵn trong đất khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, độ ẩm vườn cao, vườn rậm rạp, thiếu sáng,… chúng sẽ phát triển tấn công lên cây. 
  • Nếu cây có sẵn các vết thương hở do sâu, mọt đục, hay bị nứt do thiếu canxi, các vết thương từ rễ do cơ học, tuyến trùng càng tạo cơ hội cho nấm xâm nhập.  
  • Loại nấm này phá hủy hệ thống rễ và phần gốc của cây, làm xuất hiện các vết úng nước. 
  • Với những vườn có nền đất xấu, thiếu hữu cơ, pH thấp,… càng dễ nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân xì mủ trên cây Sầu riêng
Nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân xì mủ trên cây Sầu riêng

Các triệu chứng bệnh nứt thân, xì mủ trên cây Sầu riêng

Triệu chứng thối ở gốc hoặc cành, vỏ thân hoặc cành có vết ố nước nhìn thấy rõ khi cây khô. 

Vào buổi sáng, khi không khí ẩm, có thể thấy những giọt mủ màu nâu đỏ phình ra từ các vết nứt trên thân hoặc cành, mủ này sẽ dần dần biến mất và nó khô đi trong những ngày nắng. Điều này khiến vết nước xuất hiện trên vỏ thân cây, khi vỏ thân cây mở ra sẽ lộ ra vùng có vết mủ mỏng. Dùng dao hoặc đục vết bệnh bà con sẽ thấy mô vỏ cây bị hư hỏng có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. 
Đối với triệu chứng thối xảy ra ở rễ nhỏ hoặc rễ lớn, mô rễ sẽ phân hủy và khi bị kéo nhẹ sẽ dễ bị rụng ra.

  • Khi nhiễm bệnh, vết bệnh trên vỏ cây chảy nhựa, thối nâu và lan vào trong thân gỗ.
  • Lâu ngày, vết bệnh sẽ dần chuyển sang màu nâu đỏ, thân cây nứt ra chảy nhựa vàng, bệnh còn gây ảnh hưởng đến mạch dẫn của cây làm toàn bộ lá cây chuyển màu vàng úa rồi rụng dần. 
  • Cây nhiễm bệnh nặng dần sẽ ngừng phát triển vì không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng, trái rụng, sau một thời gian cây sẽ chết.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh nứt thân xì mủ, thối thân, thối rễ

  • Tạo vườn cây thông thoáng, giảm ẩm độ vào mùa mưa: Tạo điều kiện cho cây nhận đủ ánh nắng mặt trời là giải pháp tốt để phòng ngừa nấm bệnh.
  • Tạo rãnh thoát nước: Chống ngâp úng cho vườn, đặc biệt khu vực quanh gốc cây. 
  • Hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ gần gốc: Cắt bỏ những bộ phận của cây bị bệnh và tiêu hủy bên ngoài lô trồng.
  • Bón vôi, phân hữu cơ, vi lượng và các amino acid: Nhằm cải tạo đất, cung cấp đủ dinh dưỡng phục hồi cây.
  • Sử dụng các tác nhân sinh học như: Trichoderma asperellum, Streptomyces hoặc Bacillus subtilis để ức chế, tiêu diệt mầm bệnh. Trước mùa mưa hàng năm nên quét gốc hay bề mặt vết cắt thân, cành bằng dung dịch đồng đỏ để bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh. 
  • Phun thuốc diệt nấm như: fosetyl-Al, hỗn hợp Bordeaux, Copper Oxychloride, Dimethomorph,…
  • Khi phát hiện cây bị bệnh: Để xử lý triệt để bệnh, nhà vườn cần xử lý nấm trong đất đồng thời xác định rõ nguyên nhân khiến vỏ cây xì mủ là do cây thiếu canxi hay do sâu mọt đục và xử lý tác nhân gián tiếp gây bệnh. 
  • Các cây bị bệnh nặng (đã bị thối ở vỏ, thân, gốc): Dùng dao cạo sạch vết bệnh, phơi nắng cho khô, rồi quét lên đó dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Propineb, Mancozeb, Fosetyl aluminium, Phosphonate,… kết hợp biện pháp phun xịt lên cây và tưới gốc. 
  • Sử dụng chế phẩm sinh học được chiết xuất dạng các enzyme: Phun trực tiếp lên vết bệnh, tưới gốc, phun qua lá và xử lý cả nguồn nước tưới (nếu có thể) để tạo nguồn vi sinh đối kháng ngăn chặn và ức chế bệnh phát triển.

Lưu ý: Không nên sử dụng các loại phân bón có chứa Đạm giai đoạn cây bị bệnh và không nên sử dụng phân hóa học khi bộ rễ chưa phục hồi vì rất dễ gây ngộ độc.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh nứt thân xì mủ, thối thân, thối rễ
Giải pháp phòng và xử lý bệnh nứt thân xì mủ, thối thân, thối rễ

* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các kỹ thuật xử lý bệnh sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế của cây

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ