Bệnh vàng lá thối rễ - Bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng mùa mưa
  • Đăng vào 31/05/2024 3:13:20 CH

Bệnh vàng lá thối rễ - Bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng mùa mưa

Bệnh vàng lá thối rễ - Bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng mùa mưa

Vàng lá thối rễ được xem là căn bệnh nan y trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là sầu riêng. Vào mùa mưa là thời điểm bệnh phát triển nhanh nhất trên sầu riêng. Bệnh vàng lá thối rễ nếu không được chữa trị đúng cách sẽ khiến cây càng suy yếu và chết.

Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh vàng lá thối rễ

Bệnh thường là do sự kết hợp các chủng nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium sp. gây ra. Khi bệnh mới xuất hiện, lá vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam dẫn đến rụng lá, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất mùa vụ và chất lượng trái. Khi cây bị bệnh nặng, toàn bộ lá biến vàng, rụng lá, rụng trái. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối lan dần từ rễ nhỏ vào trong rễ lớn. Rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết cây. Khác biệt giữa các biểu hiện vàng lá do nấm và do thiếu thiếu dinh dưỡng: Lá vàng do thiếu nhiều nguyên tố như Nitơ, Sắt (Fe), Magie (Mg) có đặc điểm như thịt lá màu vàng, gân lá màu xanh, lá không bị rủ, cây không bị hư hỏng, không bị thối rễ, thối gốc. Do nấm Phytophthora làm hư hại hệ thống rễ sẽ có triệu chứng vàng lá, rụng lá, cây trông héo úa rõ rệt. Bệnh nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách và triệt để thì cây sẽ không thể phát triển, khó mang trái, sức cây không bền, năng suất và chất lượng nông sản giảm.

Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh vàng lá thối rễ
Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh vàng lá thối rễ

 

Nguyên tắc chung để phòng trị bệnh trong mùa mưa:

  • Thường xuyên thăm kiểm tra vườn: Kiểm tra hệ thống thoát nước, tránh tình trạng đọng nước kéo dài, không để nước tù đọng trên mương, trong hố trồng.
  • Vệ sinh vườn: Cắt tỉa cành à Tạo tán thông thoáng à để ánh sáng chiếu vào được trong thân.
  • Phun ngừa các loại thuốc bảo vệ thực vật: Để gia tăng sức đề kháng sau cắt tỉa.
  • Loại bỏ các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn: Nên xử lý tiêu hủy để hạn chế cho nấm bệnh phát tán.
  • Rải vôi đầu mùa mưa: Nhằm sát khuẩn môi trường, trung hoà lượng axit trong đất, nâng độ pH đất, sát khuẩn làm giảm mật số các vi sinh vật có hại trong đất, bổ sung lượng Canxi à tăng khả năng chống chịu cho cây trồng.
  • Tăng cường bón phân có chứa Kali cao và phun các phân bón lá có chứa vi lượng, amino acid (hạn chế các phân bón có đạm): Để giúp tăng khả năng điều tiết nước và hút đạm của cây trồng.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất phòng trị nấm bệnh phổ biến như: Metalaxyl, Azooxystrobin, Propineb, Copper, Dimethorph, Fostyl Al, Hexaconzole, Phosphonate… để phòng bệnh bảo vệ cho cây. Áp dụng các biện pháp sinh học như chế phẩm có nguồn gốc từ các dòng vi sinh vật có lợi hoặc chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Cách phòng và xử lý bệnh vàng lá thối rễ

Phòng bệnh:

  • Chọn giống: Chọn giống cây khỏe mạnh, sạch bệnh từ vườn ươm uy tín.
  • Xử lý đất trồng: Cày xới đất kỹ, bón lót phân hữu cơ hoai mục trước khi trồng.
  • Trồng cây: Trồng cây với mật độ vừa phải, tạo rãnh thoát nước tốt.
  • Tưới nước: Tưới nước hợp lý, tránh tưới nước quá nhiều gây úng rễ.
  • Bón phân: Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ.
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa cành già, cành vượt, cành bị sâu bệnh để tạo tán cây thông thoáng.
  • Vệ sinh vườn tược: Thu dọn cỏ rác, cành lá bệnh rụng trong vườn để hạn chế nguồn bệnh.

Xử lý bệnh:

  • Phát hiện sớm: Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh.
  • Cắt bỏ cành, lá bệnh: Cắt bỏ cành, lá bị bệnh và tiêu hủy.
  • Xử lý đất: Bới đất quanh gốc cây, loại bỏ rễ bị bệnh, sau đó xử lý bằng thuốc khử trùng.
  • Tưới thuốc: Sử dụng thuốc trừ nấm, vi khuẩn phù hợp để tưới gốc và phun lên lá.
  • Bón phân: Bón thúc phân hữu cơ và phân bón lá để giúp cây phục hồi.

Lưu ý:

  • Nên tham khảo ý kiến của cán bộ bảo vệ thực vật để có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả nhất.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ